7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim
mục tiêu chung và mục tiêu của cấp học, phải nằm trong tổng thể các biện pháp thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên giai đoạn đến năm 2020.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử cụ thể, hiệu quả và khả thi
Việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, yêu cầu chúng ta phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại, của đất nước, của địa phương cũng như sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan.
Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta tránh được quan điểm quá tả hoặc quá hữu khi đưa ra các biện pháp.
Các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ
Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực tiễn đã được trình bày ở chương 1 và chương 2. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của việc phát triển đội ngũ có mối quan hệ biện chứng. Mỗi biện pháp có vai trò của nó nhưng việc triển khai phải có tính đồng bộ giữa các biện pháp được đề xuất.
3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên Kim Động, tỉnh Hưng Yên
3.2.1. Đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Kim Động
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nghị quyết số 29/NQ-TW của BCH TW Đảng khoá XI đã nêu ra trong nhiệm vụ giải pháp: “Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt
động giáo dục, đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước ”.[5].
Việc vận dụng chuẩn hiệu trưởng để đánh giá CBQL là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Việc vận dụng chuẩn hiệu trưởng để đánh giá CBQL dựa trên nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành, của huyện. Từ đó thông qua các tiêu chuẩn để lựa chọn được đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đồng thời một mặt cũng công khai các tiêu chuẩn, tạo động cơ, mục tiêu phấn đấu cho những cá nhân có năng lực, có ý chí phấn đấu.
3.2.1.2. Nội dung, cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
Căn cứ vào Thông tư số 29/2009/TT-BĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [7].
Để việc đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của đội ngũ CBQL ở các trường THCS nói chung, của huyện Kim Động nói riêng một cách toàn diện, cần căn cứ vào chuẩn hiệu trưởng Đây là căn cứ rất thiết thực, cụ thể để các cấp quản lý giáo dục làm thước đo đánh giá đội ngũ CBQL.
Chuẩn Hiệu trưởng (CBQL) gồm có 3 tiêu chuẩn với tổng cộng 23 tiêu chí, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn Tiêu chí
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp 1. Phẩm chất chính trị 2. Đạo đức nghề nghiệp 3. Lối sống 4. Tác phong làm việc 5. Giao tiếp, ứng xử
Tiêu chuẩn Tiêu chí
môn, nghiệp vụ sư phạm thông
7. Trình độ chuyên môn 8. Nghiệp vụ sư phạm 9. Tự học và sáng tạo
10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin
Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản lý
nhà trường 11. Phân tích và dự báo12. Tầm nhìn chiến lược
13. Thiết kế và định hướng triển khai 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới 15. Lập kế hoạch hoạt động
16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ 17. Quản lý hoạt động dạy học
18. Quản lý tài chính và tài sản nhà trường 19. Phát triển môi trường giáo dục
20. Quản lý hành chính
21. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng 22. Xây dựng hệ thống thông tin
23. Kiểm tra đánh giá
Hàng năm phòng GD&ĐT đánh giá Chuẩn hiệu trưởng đối với tất cả CBQL được tiến hành như sau:
Thứ nhất: Trong hướng dẫn nhiệm vụ đầu năm học của phòng GD&ĐT gửi các trường THCS, có nội dung yêu cầu CBQL tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo Chuẩn hiệu trưởng do Bộ GD&ĐT ban hành.
Thứ hai: Trong các cuộc hợp sơ kết học kỳ, cuối năm học, CBQL tự kiểm điểm sâu sắc bản thân theo Chuẩn hiệu trưởng, lấy đó là cơ sở đánh giá toàn diện mỗi CBQL. CBQL phải được giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý, đánh giá mặt mạnh, yếu theo những tiêu chí đã nêu ở trên.
Thứ ba: Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, đánh giá CBQL các nhà trường theo các tiêu chí thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, toàn diện.
Thứ tư: Cuối năm học các nhà trường tổ chức đánh giá CBQL theo Chuẩn (Ban chi uỷ hoặc Ban chấp hành công đoàn trường chủ trì), hiệu trưởng tự đánh giá (bằng phiếu), giáo viên, nhân viên nhà trường đánh giá (bằng phiếu), tổng hợp và báo cáo kết quả báo cáo phòng GD&ĐT, phòng GD&ĐT đánh giá và báo cáo kết quả cuối cùng lên UBND huyện và Sở GD&ĐT.
Thứ năm: Lấy chuẩn nêu trên để đánh giá CBQL bổ nhiệm lại. CBQL được bổ nhiệm lại phải đạt xếp loại từ trung bình trở lên.
+ Đánh giá hiệu trưởng được thực hiện thông qua việc đánh giá và cho điểm từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện trên cơ sở xem xét các minh chứng liên quan.
Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên. Tổng điểm tối đa của 23 tiêu chí là 230.
+ Căn cứ vào điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm, việc đánh giá xếp loại hiệu trưởng được thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn:
- Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 207 đến 230 và các tiêu chí phải từ 8 điểm trở lên;
- Loại khá: Tổng số điểm từ 161 điểm trở lên và các tiêu chí phải từ 6 điểm trở lên nhưng không xếp được ở loại xuất sắc;
- Loại trung bình: Tổng số điểm từ 115 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1và 3 phải từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm nhưng không xếp được ở các loại cao hơn.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém:
- Tổng điểm dưới 115 hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau: - Có tiêu chí 0 điểm;
Đối với những CBQL đạt loại xuất sắc, phòng GD&ĐT nên có hình thức khen thưởng động viên kịp thời bằng hình thức tuyên dương, bình xét danh hiệu thi đua cuối năm.
Những hiệu trưởng xếp loại khá, phòng GD&ĐT yêu cầu họ xây dựng kế hoạch để phấn đấu đạt được kết quả cao hơn.
Với CBQL đạt loại trung bình, phòng GD&ĐT yêu cầu cá nhân các đồng chí đó phải có phương án tự học, tự nghiên cứu, đề ra các biện pháp khắc phục đồng thời phải thường xuyên theo dõi, giám sát, động viên họ để đạt được kết quả cao hơn trong năm học tiếp theo.
Đối với các CBQL chưa đạt chuẩn - loại kém, phòng GD&ĐT cần có hướng giải quyết sau:
Thứ nhất, cần tổ chức cho họ tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị khác để họ có thể thay đổi tư duy về cách làm việc, cách quản lý, thay đổi phong cách lãnh đạo.
Thứ hai, phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện điều động, luân chuyển sang đơn vị khác sao cho phù hợp với khả năng của họ.
Thứ ba, đối với các CBQL có tuổi đời cao, thâm niên công tác nhiều không chịu thay đổi, cách quản lý không hiệu quả, công việc trì trệ, uy tín trước tập thể giáo viên, học sinh thấp, khi đó phòng GD&ĐT sẽ tham mưu với UBND huyện có thể miễn nhiệm hoặc bố trí làm công tác khác cho phù hợp với điều kiện cụ thể.