Một số vấn đề chung về nhà trường THCS 1. Vị trí của trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 33 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề chung về nhà trường THCS 1. Vị trí của trường THCS

Theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), trường THCS có vị trí:

“Là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng” [6].

Trường THCS là đơn vị chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo, là cấp học tiếp nhận thành tựu của cấp tiểu học để thực hiện nhiệm vụ của chính mình đồng thời bước đầu xây dựng cho giáo dục trung học phổ thông.

1.3.2. Mục tiêu giáo dục THCS

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là phục vụ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Mục tiêu giáo dục cấp THCS là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động quản lý của trường THCS 1.3.3.1. Trường THCS có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau đây:

Theo Điều 3, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học [6], trường THCS có các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.

Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.3.2. Hoạt động quản lý của trường THCS

Trường THCS là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trường THCS vừa là một thiết chế xã hội trong quản lý quá trình đào tạo trung tâm vừa là một bộ phận của cộng đồng trong guồng máy giáo dục quốc dân.

Hoạt động quản lý của trường THCS thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động quản lý, mang tính xã hội, tính khoa học, tính kỹ thuật và nghệ thuật cao.

Chủ thể quản lý của trường THCS chính là bộ máy quản lý giáo dục trường học (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng).

Trong các trường THCS hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý và các mối quan hệ, phối hợp các lực lượng quản lý bao gồm:

- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng do nhà nước bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng.

- Tổ chức Đảng trong nhà trường THCS lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Công đoàn, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

- Mỗi trường THCS có một giáo viên tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và sao nhi đồng, có trách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức và quản lý các hoạt động của Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý trường học.

Mỗi trường THCS chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, hành chính của Phòng GD&ĐT, thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp đóng trên địa bàn xã (phường, thị trấn).

1.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng 1.3.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của ngành giáo dục có vai trò chủ đạo thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển.

Tại hội nghị công tác quản lý được tổ chức tại Hà Nội năm 2001, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã khẳng định: “Cán bộ quản lý là đội ngũ sĩ quan của ngành, nếu được đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ tăng thêm sức chiến đấu cho ngành, nơi nào có cán bộ quản lý tốt thì nơi đó làm ăn

phát triển, ngược lại nơi nào có cán bộ quản lý kém thì nơi đó làm ăn trì trệ, suy sụp”.

Đối tượng quản lý của người quản lý giáo dục vừa đông đảo về số lượng, vừa đa dạng, phong phú, phức tạp về phẩm chất, nhân cách. Do đó người quản lý giáo dục trước hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của người học sinh và có ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên, nhân viên. Người cán bộ quản lý phải là người công dân gương mẫu, có trách nhiệm với nhà trường, với xã hội, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, là người có yếu tố quyết định đến bầu không khí dân chủ trong nhà trường, là trung tâm của sự đoàn kết, biết tập hợp, quy tụ đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường.

Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã quy định rừ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trỏch nhiệm của người hiệu trưởng như sau:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;

xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Trong nhà trường thì người hiệu trưởng có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn. Hiệu trưởng là người điều hành, quản lý mọi hoạt động của nhà trường và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của nhà trường và cũng là người thay mặt cho nhà trường trong quan hệ với bên ngoài.

Hiệu trưởng là người thủ trưởng của nhà trường, là người tổ chức chính quá trình dạy học. Với tư cách vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà quản lý, hiệu trưởng có trách nhiệm bảo đảm sự phát triển của toàn bộ công tác trong nhà trường.

Như vậy, người hiệu trưởng bên cạnh việc nắm vững lý luận quản lý, nghiệp vụ quản lý, hiệu trưởng phải linh hoạt, mềm dẻo trong quản lý nhưng vẫn phải đảm bảo tính hợp pháp. Họ vừa là cầu nối giữa thầy và trò, giữa gia đình và nhà trường, giữa nhà trường với xã hội. Muốn làm tốt các nhiệm vụ đó người hiệu trưởng cần thường xuyên cập nhật thông tin, cập nhật kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đồng thời phải có những kiến thức tổng hợp về quản lý.

1.3.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Hiệu trưởng trường THCS

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng. Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý trường học và có sức khoẻ.

Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công; Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao

Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. [6].

1.4. Những nội dung cơ bản của công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w