Khái quát về tình hình giáo dục THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 54 - 62)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.Khái quát về tình hình giáo dục THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng

Yên.

* Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục Kim Động:

Bảng 2.1: Tổng hợp biên chế năm học 2013 - 2014 của Phòng GD&ĐT huyện Kim Động.

Tổng số

Biên chế

Mầm non Tiểu học THCS Phòng &ĐT

T.số B.chế T.số B.chế T.số B.chế T.số B.chế Tổng số CB,GV,NV 1534 1400 426 386 543 514 552 490 13 10 1. CB quản lý: 161 158 56 56 59 59 35 35 11 8 Trong đó:- Nữ 129 127 56 56 47 47 18 18 7 5 - Dân tộc 161 158 56 56 59 59 35 35 11 8 - Sơ cấp 10 10 10 10 - Trung cấp 25 25 25 25 - Cao đẳng 36 36 10 10 12 12 13 13 1 1 - Đại học 87 78 11 5 46 46 22 22 8 5 - Trên ĐH 3 3 1 1 2 2 2. Giáo viên: 1216 1086 353 313 425 397 438 376 Trong đó:- Nữ 1086 983 353 313 390 375 343 295 - Dân tộc 1216 1086 353 313 425 397 438 376

Tổng số

Biên chế

Mầm non Tiểu học THCS Phòng &ĐT

T.số B.chế T.số B.chế T.số B.chế T.số B.chế - Sơ cấp 71 71 71 71 - Trung cấp 221 172 105 65 116 107 - Cao đẳng 559 498 120 120 189 180 250 198 - Đại học 350 342 45 57 120 110 185 175 - Trên ĐH 3 3 3 3 3. Nhân viên. 157 156 17 17 59 58 79 79 2 2 Trong đó:- Nữ 125 125 12 12 46 46 66 66 1 1 - Dân tộc 2 2 2 2 - Sơ cấp 0 0 - Trung cấp 2 2 - Cao đẳng - Đại học Trong đó: - Kế toán 17 17 17 17 18 18 1 1 - Thư viện 17 17 18 18 - Thiết bị 17 17 18 18 - Khác 8 5 25 25 1 1

(Nguồn: TCCB – Phòng GD&ĐT huyện Kim Động)

* Quy mô trường lớp THCS huyện Kim Động:

Trong những năm qua hệ thống trường, lớp được phân bố rộng khắp, 100% các xã, thị trấn có trường THCS, trong đó có 01 thị trấn có 2 trường THCS trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện.

Năm học 2013 – 2014, tính đến thời điểm tháng 01/2014 huyện Kim Động có 18 trường THCS với 155 lớp và 5778 học sinh được phân bổ ở các trường, các khối lớp cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Quy mô lớp học, số lượng học sinh THCS toàn huyện năm học 2013 – 2014.

TT Trường THCS Tổng số Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9

Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số HS Số lớp 1 Thä Vinh 10 376 3 93 2 89 3 110 2 84 2 Vò X¸ 5 147 1 25 2 47 1 41 1 34 3 NghÜa D©n 8 333 2 95 2 84 2 78 2 76 4 TT Lương Bằng 12 479 3 130 3 126 3 113 3 110 5 Phó ThÞnh 9 305 2 81 3 92 2 75 2 57 6 Ngäc Thanh 8 267 2 73 2 60 2 67 2 67 7 Hiệp Cường 11 384 2 77 3 111 3 93 3 103 8 Nh©n La 6 138 1 22 1 35 2 38 2 43 9 Hïng An 8 306 2 65 2 81 2 88 2 72 10 Song Mai 8 298 2 72 2 77 2 80 2 68 11 Phạm Ngũ Lão 8 297 2 70 2 80 2 69 2 78 12 §øc Hîp 9 344 2 76 2 82 3 106 2 80 13 Toµn Th¾ng 12 515 3 133 3 127 3 134 3 121 14 Lª Quý §«n 12 534 3 132 3 132 3 143 3 127 15 VÜnh X¸ 9 329 2 78 2 78 3 95 2 78 16 §ång Thanh 8 308 2 65 2 81 2 86 2 76 17 ChÝnh NghÜa 8 283 2 74 2 59 2 81 2 69 18 Mai §éng 4 135 1 37 1 31 1 30 1 37 Tổng số 155 5778 37 1398 39 1472 41 1527 38 1380

(Nguồn: TCCB – Phòng GD&ĐT huyện Kim Động)

* Số lượng, chất lượng học sinh:

Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của huyện Kim Động tương đối ổn định và phát triển vững chắc, phong trào giáo dục của huyện luôn ở vị trí tốp dẫn đầu trong tỉnh, số lượng học sinh có chiều hướng giảm và đi vào ổn định; chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục ngày càng phát triển. Số lượng học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực khá và giỏi ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt nghiệp THCS các năm đều đạt trên 98%. Tỷ lệ học sinh lưu ban ngày càng giảm; cơ bản xóa bỏ tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, học sinh bỏ học.

Diễn biến sĩ số học sinh trong 5 năm học vừa qua như sau:

Bảng 2.3: Quy mô học sinh THCS trong 5 năm học

Năm học Tổng số trường THCS Tổng số lớp số HSTổng Bình quân HS/lớp Học sinh lưu ban (%) Học sinh bỏ học (%) Tỉ lệ duy trì sĩ số (%) 2009 - 2010 20 192 7136 37,16 1,0 1,0 99,0 2010 – 2011 20 186 6688 36,37 1,1 0,9 99,1 2011 – 2012 20 177 6576 37,15 1,0 0,5 99,5 2012 – 2013 20 172 6332 36,8 0,8 0,6 99,4 2013 - 2014 18 155 5778 37,2 0,7 0,4 99,6

(Nguồn: TCCB – Phòng GD&ĐT huyện Kim Động) */ Chất lượng giáo dục.

Kết quả giáo dục cấp THCS huyện Kim Động trong 5 năm qua thể hiện qua bảng 2.4 và bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.4: Chất lượng học sinh THCS 5 năm gần đây

Năm học Tổng số học sinh

Hạnh kiểm (%) Học lực (%)

Tốt Khá Trung bình Yếu Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

2008 - 2009 7440 60,0 31,0 7,1 1,9 5,9 37,2 43,1 12,6 1,2 2009 – 2010 7136 61,5 33,2 3,4 1,9 5,5 36,8 44,5 11,9 1,3 2010 – 2011 6688 63,0 27,4 7,8 1,8 5,7 38,5 44,0 10,3 1,5 2011 – 2012 6549 66,7 25,4 6,6 1,3 8,7 38,6 45,4 7,13 0,17 2012 – 2013 6332 67,9 25,3 5,69 1,17 10 39,9 43,2 6,33 0,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5: Thống kê kết quả học sinh giỏi 5 năm qua Năm học HS đạt giải HSG cấp huyện HS đạt giải HSG cấp tỉnh Ghi chú Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 2008 - 2009 230 12,90 51 2,86 HS khối lớp 9: 1782 2009 – 2010 234 13,26 48 2,72 HS khối lớp 9: 1764 2010 – 2011 233 13,68 59 3,46 HS khối lớp 9: 1702 2011 – 2012 286 16,9 69 4,07 HS khối lớp 9: 1692 2012 – 2013 315 21 80 5,33 HS khối lớp 9: 1500

(Nguồn: Bộ phận chuyên môn THCS – Phòng GD&ĐT huyện Kim Động)

Qua bảng 2.4 và 2.5 cho thấy, chất lượng học sinh THCS huyện Kim Động trong những năm học gần đây vẫn tiếp tục được duy trì. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt đều đạt trên 80%, tỉ lệ HSG cấp huyện và cấp tỉnh năm học sau cao hơn năm học trước. Riêng năm học 2010 – 2011, huyện Kim Động đứng thứ nhất toàn tỉnh về kết quả thi HSG lớp 9.

* Đánh giá khái quát về sự phát triển của giáo dục huyện Kim Động

Sự nghiệp GD&ĐT của huyện đã có sự phát triển khá sớm. Tính đến năm 2014 toàn huyện có 17 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 18 trường trung học cơ sở, 04 trường trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trong nhiều năm qua giáo dục huyện Kim Động là một trong những đơn vị mạnh của giáo dục tỉnh Hưng Yên đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Động đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo và tạo điều kiện để cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện phát triển không ngừng. Các cấp học, ngành học đều phát triển một cách ổn định và vững chắc. Quy mô giáo dục - đào tạo có chiều hướng ổn định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện. Số lượng học sinh các cấp học có chiều hướng giảm và đi vào thế ổn

định; tỷ lệ huy động số cháu vào nhà trẻ mẫu giáo trong độ tuổi ngày càng cao. Huyện Kim Động đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học trong đó có 04 trường đạt mức độ 2, bỏ qua mức độ 1 và phổ cập giáo dục THCS tiếp tục được duy trì; công tác triển khai phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi đảm bảo đồng bộ, kịp thời. 100% các xã, thị trấn đã hoàn thành.

Trình độ giáo viên các cấp học ngày càng được nâng lên, 100% giáo viên THCS đã đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên một bước. Chất lượng mũi nhọn luôn được nâng lên, trong nhiều năm liền huyện Kim Động luôn được xếp vào tốp đầu trong các kỳ thi học giỏi tỉnh.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học ngày càng được tăng cường theo hướng hiện đại hoá. 100% lớp có phòng học riêng, 100% số xã có trường học cao tầng, kiên cố. Xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến tốt, bước đầu đã huy động được toàn xã hội tham gia chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục.

Giáo dục Kim Động trong những năm qua cơ bản hoàn chỉnh thống nhất về mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Giáo dục, đào tạo phát triển mạnh so với điều kiện kinh tế, xã hội.

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo Kim Động trong những năm qua đã đạt được những thành tích trên là do:

+ Ngành giáo dục huyện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hưng Yên, sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Kim Động; sự quan tâm của các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các đoàn thể của 17 xã, thị trấn trong huyện.

+ Nhân dân huyện Kim Động có truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, chăm lo cho việc học của con em mình.

+ Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT Kim Động là những đồng chí nhiều kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có uy tín, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có rất nhiều cố gắng nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, không ngừng tu dưỡng rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Đặc biệt, các nhà trường đã phát huy cao độ về ý thức trách nhiệm của người giáo viên, tất cả được lượng hoá bằng khích lệ, cổ vũ người giáo viên, phát huy hết khả năng của mình vì sự nghiệp giáo dục.

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự nghiệp giáo dục, đào tạo Kim Động trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế:

+ Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn, nhất là chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

+ Một số giáo viên do sức khoẻ, năng lực hạn chế nên hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu.

+ Động cơ học tập của một bộ phận học sinh còn có biểu hiện lệch lạc, lười học, ý thức học tập chưa cao.

+ Cơ sở vật chất tuy đã được tăng cường nhưng nhiều trường THCS trong huyện vẫn chưa có các phòng học bộ môn, phòng học tin học, phòng học ngoại ngữ, phòng tập đa năng cho học sinh, một số trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia thì lại xuống cấp, thiết bị hỏng không có kinh phí sửa chữa, thay thế …. Có thể nói, cơ sở vật chất các trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Cải thiện cơ sở vật chất trường học đang trở thành một nhiệm vụ nhằm thực hiện được mục tiêu Nghị quyết 29/NQ-TW của BCH TW khoá XI: “Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường. Từng

bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin ”.[5].

Khó khăn về đội ngũ giáo viên:

+ Giáo viên còn thiếu cục bộ ở một số bộ môn, đặc biệt là một số trường THCS có số lượng học sinh thấp, các trường chưa có phòng học tin học cho học sinh, tỷ lệ học sinh được học tin học còn thấp nhất tỉnh chỉ đạt 1,4%, nhiều giáo viên các bộ môn văn hoá hợp đồng nhiều năm, chưa được tuyển dụng do thừa giáo viên. Chế độ chi trả cho giáo viên hợp đồng còn thấp nên số giáo viên này chưa yên tâm công tác. Một bộ phận giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu chung của giáo dục hiện nay.

+ Công tác trẻ hoá đội ngũ CBQL đã được UBND huyện quan tâm nhưng chưa triệt để, một số CBQL độ tuổi cao, ngại đổi mới, công tác quản lý trong nhà trường còn thể hiện nhiều yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay…, nhưng chưa có chế tài để bãi miễn hoặc bố trí công việc khác. Trong Nghị quyết số 29/NQ-TW của BCH TW khoá XI đã chỉ ra “có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ”, như vậy đối chiếu, so sánh với Nghị quyết thì thực tế cần phải có biện pháp cụ thể, kiên quyết với một số CBQL không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra hiện nay.[5].

+ Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thực sự coi trọng, quan tâm đến công tác giáo dục của địa phương, chưa nhận thức rõ việc giáo dục cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội.

+ Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 54 - 62)