Công tác đảm bảo các điều kiện để phát triển đội ngũ cán bộ quản

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 46 - 52)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.4.Công tác đảm bảo các điều kiện để phát triển đội ngũ cán bộ quản

quản lý ở trường THCS

Ngay từ khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, Đảng và nhà nước đã quan tâm đến các chính sách, chế độ đối với cán bộ để tạo một môi trường thuận lợi cho cán bộ yên tâm công tác. Thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ luôn là những công cụ của nhà nước, được nhà nước ban hành để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhà nước đề ra trên quan

điểm đường lối, định hướng cụ thể và luôn hướng vào việc xử lý những vấn đề cấp bách đặt ra từ thực tiễn của đời sống xã hội, từng giai đoạn nhất định.

Quan tâm đến chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo các điều kiện công tác là một trong những nội dung quan trọng của công tác phát triển đội ngũ cán bộ.

1.4.4.1. Đảm bảo chế độ, chính sách

Theo từ điển Tiếng Việt: “Chính sách là những sách lược, kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục đích thống nhất, dựa vào đường lối chính sách chung và tình hình thực tế” (Từ điển Tiếng Việt – Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu).

Chính sách đối với cán bộ là những sách lược và kế hoạch cụ thể của Nhà nước áp dụng đối với cán bộ công chức nhằm đạt được mục đích nhất định trên cơ sở thực hiện các quyền lợi, lợi ích đối với cán bộ dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế của đất nước.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Chế độ là toàn bộ những quy định nói chung cần tuân theo trong một việc nào đó”.

Chế độ đối với cán bộ là những quy định cần tuân theo của Nhà nước đối với cán bộ, công chức dựa vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện tự nhiện và điều kiện kinh tế xã hội nhằm đạt được mục đích quản lý của Nhà nước.

- Lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với cán bộ. + Chính sách lương

“Tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau một thời gian lao động nhất định” (Sách Kinh tế lao động).

Tiền lương là nguồn thu chủ yếu của người lao động trong các doanh nghiệp, các tổ chức.

+ Các khoản phụ cấp đối với cán bộ

Theo Nghị định số: 204/2004, ngày 14/12/2004 của Chính phủ ngoài tiền lương cán bộ còn được hưởng các khoản phụ cấp tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên ở nơi các bộ công tác và chức vụ mà cán bộ đảm nhiệm như: Phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên, vượt khung ... nhằm mục đích chung là khuyến khích bằng vật chất đối với cán bộ để đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước.

+ Các chế độ bảo hiểm đối với cán bộ

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm vật chất cho người lao động nói chung và người cán bộ nói riêng thông qua các chế độ của Bảo hiểm xã hội nhằm góp phần ổn định đời sống lâu dài cho họ và cho gia đình của họ” (Sách Bảo hiểm xã hội). Bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm 5 lĩnh vực quan trọng, đó là: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tử tuất và lương hưu.

Chính sách, chế độ cụ thể đều tác động đến hành vi của từng cán bộ. Một mặt họ ý thức được trách nhiệm, ý nghĩa của mình đối với công việc đảm nhiệm. Mặt khác, tạo ra cho họ có ý thức vươn lên trong công việc mới. Từ đó hiệu quả công việc được đảm bảo, người cán bộ thấy được vai trò của mình trong cơ quan, đơn vị, thấy được nhiệm vụ của mình đối với đất nước làm cho họ có những hành vi đưa ra xã hội cũng có ý thức và tự kiểm soát ý thức của mình.

1.4.4.3. Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ

Thi đua, khen thưởng, kỷ luật là những công cụ và biện pháp quản lý trong quá trình xây dựng, phát triển và sử dụng công chức. Thông qua đó để cổ vũ, động viên những điển hình, những gương tốt, phê phán, uốn nắn và

phòng ngừa những hành vi pháp luật, không thực hiện và làm tròn trách nhiệm của người công chức.

Khen thưởng, kỷ luật có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý, xây dựng đội ngũ công chức, tác động tích cực đến sự thúc đẩy kinh tế xã hội.

Mục đích của khen thưởng và kỷ luật là hình thức để đánh giá công lao, ghi nhận những đóng góp, cống hiến hoặc xử phạt những vi phạm lỗi lầm của người công chức. Khen thưởng, kỷ luật có tác động to lớn trong việc nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức.

Nguyên tắc cơ bản của khen thưởng, kỷ luật: Việc khen thưởng, kỷ luật đúng hay sai liên quan trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm con người nên rất phức tạp, do đó phải đảm bảo các nguyên tắc.

Các nguyên tắc trong công tác thi đua gồm: Tự nguyện, tự giác, công khai;

Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển; Nguyên tắc trong khen thưởng gồm:

Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;

Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

Nguyên tắc công minh, công bằng có ý nghĩa giáo dục, cổ vũ thực hiện phương châm “Trị bệnh, cứu người”, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh phê bình việc chứ không phê bình người.

1.4.4.4. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ quản lý ở các nhà trường

Đội ngũ cán bộ quản lý trường học nói chung, cán bộ quản lý ở các trường THCS nói riêng thực hiện đổi mới công tác quản lý một cách có hiệu

quả ngoài điều kiện không thể thiếu là có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý vững vàng; năng động, sáng tạo trong công việc cần có điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học ở các nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Một ngôi trường có đủ phòng học, phòng chức năng, phương tiện kỹ thuật sẽ giúp cán bộ quản lý nhà trường tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học một cách có hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật.

Cơ sở vật chất - kĩ thuật là thành phần vật chất trong lực lượng sản xuất do con người tạo ra, nó chính làlao động quá khứ hay lao động vật hoá mà sức lao động hay lao động sống phải sử dụng để tiến hành sản xuất. Cơ sở vật chất - kĩ thuật là mặt chủ đạo và cách mạng nhất của sản xuất, nó biểu hiện trình độ con người chinh phục các lực lượng tự nhiên trong mỗi thời đại lịch sử.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và phương tiện kĩ thuật trong nhà trường.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và phương tiện kĩ thuật trong nhà trường là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập, các hoạt động mang tính giáo dục và quản lý nhà trường nhằm đạt được mục đích giáo dục.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và phương tiện kĩ thuật trong nhà trường gồm: trường học; sách và thư viện trường học; thiết bị giáo dục và phương tiện kĩ thuật.

Trường học là công trình văn hoá có mức đầu tư lớn và sử dụng lâu dài. Trường học phải đặt ở địa điểm trung tâm của mỗi xã (phường/thị trấn), đảm bảo các yêu cầu vệ sinh học đường. Khối các công trình trong trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm: khối học tập, khối giáo dục thể chất (thể dục, thể thao), khối phục vụ học tập (khối các phòng chức năng), khối hành chính – quản trị.

Sách, thiết bị dạy học, phương tiện kĩ thuật là những thành phần không thể thiếu trong một nhà trường góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Các phương tiện kĩ thuật hiện đại như: máy tính, máy chiếu, các phương tiện nghe, nhìn, mạng Internet… giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách có hiệu quả hơn, giúp các nhà quản lí nối dài bàn tay quản lí của mình đến tận từng hoạt động, cá nhân trong nhà trường cũng như trao đổi, cập nhật thông tin ngoài xã hội.

Tiểu kết chương 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của cấp THCS đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường THCS; Chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường học; yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay; các điều kiện đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ CBQL. Bằng những lập luận lôgic có hệ thống chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS nói chung giai đoạn 2014 - 2020.

Từ những cơ sở lý luận của đề tài tác giả tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN KIM ĐỘNG

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 46 - 52)