Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 118 - 123)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Để thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp nhằm đáp ứng được nhiệm vụ “Đổi mới căn bản, toàn diện” trong giai đoạn hiện nay, tác giả dùng phiếu đánh giá, thực hiện lấy ý kiến đánh giá của 50 người gồm: CBQL ở các

Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường

THCS

BP2

BP5

BP1 BP3

BP6 BP4

trường THCS, lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT, lãnh đạo phòng Nội vụ. Sau khi thu phiếu, tổng hợp, kết quả cụ thể như sau:

3.4.1. Tính cần thiết

Bảng số 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Kim Động.

T

T Các biện pháp

Mức độ Rất

cần thiết Cần thiết

Không cần thiết 1

Đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Kim Động.

19 (38,0%)

31

(62,0%) 0 2 Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các

trường THCS.

15 (30,0%)

35

(70,0%) 0

3 Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.

20 (40,0%)

30

(60,0%) 0

4 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng. 10 (20%)

39 (78,0%)

1 (2,0%) 5 Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm

tra, đánh giá.

18 (36,0%)

30 (60,0%)

2 (4,0%) 6

Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên CBQL.

17 (34,0%)

32 (64,0%)

1 (2,0%)

Tổng 99

(33,0%)

197 (65,7%)

4 (1,3%) Kết quả trong bảng số 3.1 cho thấy tất cả các biện pháp được đa số các chuyên gia đánh giá cao tính cần thiết sử dụng trong luận văn này. Tỷ lệ chung cho tất cả các biện pháp được các chuyên gia đánh giá tính cần thiết và rất cần thiết là 98,7%, không có biện pháp nào mà các chuyên gia đánh giá không cần thiết tới 5%. Như vậy, các chuyên gia đều khẳng định cả 6 biện pháp quản lý đã được đề xuất có tính hợp lý cao.

3.4.2. Tính khả thi

Bảng số 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Kim Động.

TT Các biện pháp

Mức độ Rất

khả thi

Khả thi

Không khả thi

1

Đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD huyện Kim Động.

25 (50,0%)

24 (48,0%)

1 (2,0%) 2 Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở

các trường THCS.

20 (40,0%)

30

(60,0%) 0

3

Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.

25 (50,0%)

25

(50,0%) 0

4 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng. 10 (20%)

38 (76,0%)

2 (4,0%) 5 Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra,

kiểm tra, đánh giá.

15 (30,0%)

33 (66,0%)

2 (4,0%)

6

Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên CBQL.

14 (28,0%)

34 (68,0%)

2 (4,0%)

Tổng 109

(36,4%)

184 (61,3%)

7 (2,3%) Kết quả tổng hợp ý kiến chuyên gia trong bảng số 3.2 cho thấy cả 6 biện pháp đưa ra đều có tính khả thi cao. Các biện pháp 4, 5, 6 có tỷ lệ đánh giá không khả thi thấp hơn cả nhưng cũng chỉ 4%. Tổng hợp chung 6 biện pháp, tính khả thi được các chuyên gia đánh giá là 97,7%.

Như vậy, theo các chuyên gia đánh giá, biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS huyện Kim Động có tính cần thiết và khả thi cao khi áp dụng.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL, thực trạng đội ngũ CBQL, căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Hưng Yên, định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục đào tạo huyện Kim Động. Tác giả đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014 - 2020. Để đội ngũ CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, làm việc có hiệu quả nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ “Đổi mới căn bản, toàn diện” như Nghị quyết số 29/NQ-TW của BCH TW Đảng khoá XI đã nêu ra trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với thực tế tại địa bàn tác giả đã nhiên cứu thì cần phải thực hiện đồng bộ 6 biện pháp đã được trình bày tại chương 3, các biện pháp đã được khảo nghiệm thông qua ý kiến của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy được luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn xin rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS có vai trò, ý nghĩa to lớn, quyết định tới chất lượng giáo dục THCS.

Từ thực tiễn giáo dục THCS ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên cho thấy thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường THCS trong những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, để thực hiện tốt Nghị quyết số 29/NQ-TW của BCH TW Đảng khoá XI: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”.[5], thì vấn đề quản lý nhà trường nói chung, quản lý trường THCS nói riêng còn một số vấn đề cần phải điều chỉnh, thay đổi, phát triển về năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, trình độ, kiến thức xã hội...

Để khắc phục những tồn tại đã nêu trong luận văn, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của huyện nhà.

Với cách đặt vấn đề như trên, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Các biện pháp đưa ra bước đầu lấy ý kiến đánh giá của những người liên quan, với

đa số ý kiến cho rằng cần thiết và khả thi trong điền kiện cụ thể của huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Mỗi biện pháp đã nêu trong luận văn có một vị trí, chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp đó được thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân các đồng chí CBQL ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w