Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

1.3.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của ngành giáo dục có vai trò chủ đạo thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển.

Tại hội nghị công tác quản lý được tổ chức tại Hà Nội năm 2001, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã khẳng định: “Cán bộ quản lý là đội ngũ sĩ quan của ngành, nếu được đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ tăng thêm sức chiến đấu cho ngành, nơi nào có cán bộ quản lý tốt thì nơi đó làm ăn

phát triển, ngược lại nơi nào có cán bộ quản lý kém thì nơi đó làm ăn trì trệ, suy sụp”.

Đối tượng quản lý của người quản lý giáo dục vừa đông đảo về số lượng, vừa đa dạng, phong phú, phức tạp về phẩm chất, nhân cách. Do đó người quản lý giáo dục trước hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của người học sinh và có ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên, nhân viên. Người cán bộ quản lý phải là người công dân gương mẫu, có trách nhiệm với nhà trường, với xã hội, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, là người có yếu tố quyết định đến bầu không khí dân chủ trong nhà trường, là trung tâm của sự đoàn kết, biết tập hợp, quy tụ đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường.

Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người hiệu trưởng như sau:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Trong nhà trường thì người hiệu trưởng có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn. Hiệu trưởng là người điều hành, quản lý mọi hoạt động của nhà trường và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của nhà trường và cũng là người thay mặt cho nhà trường trong quan hệ với bên ngoài.

Hiệu trưởng là người thủ trưởng của nhà trường, là người tổ chức chính quá trình dạy học. Với tư cách vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà quản lý, hiệu trưởng có trách nhiệm bảo đảm sự phát triển của toàn bộ công tác trong nhà trường.

Như vậy, người hiệu trưởng bên cạnh việc nắm vững lý luận quản lý, nghiệp vụ quản lý, hiệu trưởng phải linh hoạt, mềm dẻo trong quản lý nhưng vẫn phải đảm bảo tính hợp pháp. Họ vừa là cầu nối giữa thầy và trò, giữa gia đình và nhà trường, giữa nhà trường với xã hội. Muốn làm tốt các nhiệm vụ đó người hiệu trưởng cần thường xuyên cập nhật thông tin, cập nhật kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đồng thời phải có những kiến thức tổng hợp về quản lý.

1.3.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Hiệu trưởng trường THCS

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng. Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý trường học và có sức khoẻ.

Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công; Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao

Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. [6].

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w