Đánh giá chung về đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Kim

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 74 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.5.Đánh giá chung về đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Kim

* Về số lượng

Đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Kim Động tính đến thời điểm hiện tại còn chưa đủ so với định mức (do có 02 trường hiệu trưởng về hưu chưa bổ nhiệm được). Toàn huyện có 35 cán bộ quản lý cấp THCS. Trong đó, có 16 đồng chí hiệu trưởng, 19 đồng chí Phó hiệu trưởng.

* Về chất lượng

+ Ưu điểm: Đội ngũ CBQL trường THCS huyện Kim Động có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhận thức và hành động đúng với quan điểm, đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ CBQL ở các trường THCS với số lượng lớn là CBQL có thâm niên quản lý, điều hành đơn vị tốt, thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách của người CBQL. Thực hiện tương đối tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với Ban đại diện phụ huynh học sinh để thực hiện công tác giáo dục của địa phương, của nhà trường, được phụ huynh học sinh, nhân dân tín nhiệm.

+ Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũ CBQL cấp THCS huyện Kim Động còn bộc lộ những hạn chế sau: số CBQL nhiều tuổi khả năng tiếp cận với sự đổi mới chậm, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý gặp nhiều khó khăn, làm việc với tính chuyên nghiệp thấp; một số CBQL có năng lực quản lí hạn chế; một số không ít CBQL thiếu nhiệt tình, thiếu năng động, sáng tạo nên hiệu quả công việc không cao. Vì vậy, trong quá trình quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường của số CBQL này gặp nhiều khó khăn: chưa tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp trên, trong đội ngũ giáo viên, phụ huynh, học sinh.

Việc trẻ hoá đội ngũ CBQL ở huyện chưa thực hiện một cách triệt để, những người đã làm CBQL thường làm cho đến ngày nghỉ hưu kể cả những người khi lên làm quản lý hiệu quả công việc không cao, phong trào của nhà trường luôn đứng ở tốp cuối, việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục chưa tốt qua các đợt thanh tra, kiểm tra … nhưng họ vẫn ở nguyên vị trí.

Việc đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL vẫn còn mang tính nhân văn, nể nang. Kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng năng lực, hiệu quả công tác của một số đồng chí cán bộ quản lý. Gây khó khăn trong công tác thu thập minh chứng để xét miễn nhiệm, bãi nhiệm số cán bộ quản lý có năng lực yếu, không đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của giáo dục.

Việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL kế cận cho tương lai chưa có chiến lược lâu dài.

Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL chưa được thường xuyên, bài bản.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 74 - 76)