trung học phổ thông
1.3.3.1. Các yếu tố chủ quan
- Năng lực quản lý của Ban giám hiệu đối với các tổ chuyên môn: Hiện nay để quản lý được nhà trường, người hiệu trưởng cần có những yêu cầu cơ bản về
trình độ, năng lực. Hiệu trưởng ít nhất phải có năng lực chuyên môn giỏi một môn học nào đó; được đào tạo quản lý và có nghiệp vụ quản lý nhà trường. Năng lực quản lý của hiệu trưởng còn được thể hiện ở khả năng tư duy khoa học; óc quan sát,
đánh giá thực tế để kết hợp kinh nghiệm đưa ra những kế sách mang tính tầm nhìn chiến lược.
Ngoài việc cần có trình độ chuyên môn, hiệu trưởng cũng cần có trình độ quản lý nhất định. Ít nhất hiệu trưởng phải được đào tạo về công tác quản lý chương trình ba tháng. Có trình độ quản lý, hiệu trưởng nắm được quy trình, nội dung quản lý từ đó cụ thể hoá được các công việc cần làm trong quá trình quản lý. Có trình độ quản lý thì mới thực hiện được một cách có chất lượng công tác quản lý của mình và thể hiện được những việc đã làm được thông qua hồ sơ, sổ sách và kế hoạch quản lý.
Hiệu trưởng cũng cần có trình độ chính trị. Hiểu và thông suốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là yêu cầu đầu tiên của một cán bộ làm công tác quản lý. Khi hiệu trưởng có trình độ chính trị, sẽ quản lý và chỉ đạo tập thể nhà trường thực hiện đạt mục tiêu giáo dục theo định hướng của Đảng và
Nhà nước.
- Mối quan hệ giữa Ban giám hiệu và các bộ phận chức năng trong nhà trường: Ban giám hiệu và các bộ phận có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ vận động tổ chức phong trào quần chúng cán bộ công chức, học sinh và người lao động trong nhà trường thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết và đường lối của Đảng, các chính sách , pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của Sở
Giáo dục & Đào tạo đề ra.
Ban giám hiệu và các tổ chức quán triệt đến đội ngũ giáo viên, học sinh các văn bản pháp quy của Nhà nước, động viên và giáo dục đội ngũ nghiêm túc thực hiện, đồng
thời giám sát việc thực hiện trong nhà trường. Kết hợp khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Chế độ làm việc, thông tin báo cáo phải nhanh chính xác và đảm bảo công bằng khách quan vô tư, không được cửa quyền. Từ đó xây dựng một cơ quan đoàn kết, dân chủ.
- Năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn là cấp trung gian triển khai thực hiện các nội dung mà hiệu trưởng yêu cầu đến giáo viên trong tổ. Tổ trưởng phải có chuyên môn chắc chắn, có uy tín trong tổ. Nếu năng lực
chuyên môn của tổ trưởng không hơn hẳn các thành viên trong tổ thì việc điều hành tổ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn vừa gặp khó khăn vừa không có chất lượng.
Năng lực quản lý của tổ trưởng thể hiện thông qua cách thức tổ chức cho tổ thực hiện các hoạt động chuyên môn. Có rất nhiều hoạt động chuyên môn đòi hỏi tính tập thể cao như: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tổ; xây dựng tiết dạy chuyên đề; xây dựng tham luận chuyên môn trong các hội nghị chuyên đề; làm đồ dùng dạy học… Tổ trưởng chuyên môn phải có khả năng đề xuất, tham mưu, tham vấn cho hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch quản lý chuyên môn. Đề xuất các
biện pháp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của tổ một cách hợp lý.
- Trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ giáo viên: Đa số giáo viên có tư tưởng lập trường tư tưởng chính trị vững vàng , đạo đức trong sáng, yêu nghề.
Tuy nhiên, bên cạnh đại bộ phận giáo viên rất yêu thương học sinh, gần gũi thương yêu , hết lòng vì học sinh, thì có một số giáo viên chưa hết lòng với học sinh. Điều đó có thể nhận ra trong tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc của mình vẫn còn mốt số giáo viên chưa có sự nhạy bén, mẫn cảm và chưa có khả năng thíc h ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay. V ẫn có một vài thành viên chưa mẫu mực trong phẩm chất, đạo đức, như tư tưởng cá nhân vẫn còn lấn át tư tưởng tập thể, hay đòi hỏi quyền lợi, thường gắn nhiệm vụ với hưởng thụ , trả công.
- Năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm: đây là một tồn tại nhức nhối, là bài toán nan giải mà mấy năm vừa qua, các nhà trường THPT đã tập trung để giải quyết. Tuy có gặt hái được một số thành tựu nhưng rõ ràng nó chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
Cùng với sự phát triển về số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên có sự phát triển nhanh về số lượng . Về trình độ đào tạo, phải 100% đạt chuẩn. Càng về sau số giáo viên (sinh viên mới ra trường) năng lực chuyên môn càng yếu, hạn chế học hỏi.
Điều đáng nói là tỉ lệ số giáo viên dạy giỏi tỉnh và xếp loại chuyên môn loại khá, giỏi tỉ lệ thấp. Qua dự giờ thường kỳ, qua các đợt thao giảng , sinh hoạt chuyên môn các
nhà trường THPT đều nhận thấy: Rất nhiều giáo viên nhất là số giáo viên mới vào nghề chất lượng giảng dạy quá thấp, như: lúng túng về phương pháp giảng dạy và giáo dục, kỹ năng thiết kế giờ dạy yếu, thậm chí có giáo viên kiến thức chưa vững vàng. Trong các buổi sinh hoạt lớp, họp phụ huynh, giáo viên diễn giải, thuyết trình vu vơ, hời hợt, chiếu lệ. Mặc dù phía quản lý, ban giám hiệu đã có kế h oạch, chỉ đạo sát sao, triển khai cụ thể đầy đủ.
Hầu hết giáo viên có hiểu biết về tin học, về máy tính , có thể thiết kế giảng dạy bằng giáo án điện tử. Nhưng đa số đều ngại thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử vì phải bỏ ra nhiều thời gian để soạn bài và việc bố trí phòng học còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài giáo viên ngoại ngữ , số giáo viên còn lại tuy đã được học trong trường đại học nhưng khả năng về ngoại ngữ rất kém . Đặc biệt số giáo viên công tác lâu năm không có hiểu biết về tiếng Anh . Nguyên nhân của hiện tượng này là do nội dung, quy trình đào tạo . Trong lúc đó nhà trường chưa có biện pháp, chủ trương học và nâng cao trì nh độ ngoại ngữ cho giáo viên, bản thân giáo viên chưa có tinh thần và điều kiện tự học.
Thực tế 3 trường THPT tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đều có truyền thống, nền nếp tốt về mọi mặt. Nhưng vẫn còn một số hạn chế về quản lý hoạt động dạy và học, đặc biệt là vấn đề quản lý tổ chuyên môn.
1.3.3.2. Các yếu tố khách quan
- Các văn bản quy định về quan hệ, quản lý giữa ban giám hiệu và các tổ
chuyên môn: công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trường được thể hiện bằng; các văn bản chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy các bộ môn; các văn bản chỉ đạo quy định về hồ sơ, giáo án, hồ sơ quản lý tổ chuyên môn; chỉ đạo các hoạt động chuyên đề từ cấp trường; tham gia các chuyên đề cấp tỉnh; định hướng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo đổi mới hình thức và nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Sự quản lý của cấp trên: sở giáo dục và đào tạo quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trường thông qua hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn các nhà trường thông qua việc kiểm tra trực tiếp một số hoạt động tổ chuyên môn, thông qua báo cáo của hiệu trưởng. Sở giáo dục và đào tạo căn cứ văn bản quy định của cấp trên, căn cứ điều kiện thực tế để ra các văn bản chỉ đạo chung cho các nhà trường. Trên cơ sở đó các nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động chuyên môn trong năm học, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ.
- Cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tổ chuyên môn: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động tổ chuyên môn. Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khi tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo cần có thiết bị để khai thác thông tin đa phương tiện. Để đảm bảo cho tổ chuyên môn hoạt động có chất lượng, nhà trường cần có đủ cơ sở vật chất thiết yếu. Có phòng hội họp để sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ; có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để giáo viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khai thác các phương tiện hiện đại vào giảng dạy.
Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của giáo viên khi tham gia hoạt động của tổ chuyên môn, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho hoạt động tổ chuyên môn cần chú ý những vấn đề sau: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và hoạt động ngoại khoá cần được kiểm tra thường xuyên về số lượng và chất lượng. Hàng năm, có kế hoạch mua sắm bổ sung các trang thiết bị mau hỏng đảm bảo trong năm học có đủ trang thiết bị để hoạt động; bố trí phòng hội họp, phòng học bộ môn có đủ trang thiết bị tạo điều kiện cho tổ chuyên môn chủ động sinh hoạt, nghiên cứu chuyên môn, xây dựng chuyên đề...Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởng cho giáo viên, tổ chuyên môn có thành tích trong hoạt động chuyên môn hàng năm.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã phân tích và hệ thống hoá những nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đưa ra các khái niệm công cụ như: quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, TCM, hoạt động của TCM, quản lý hoạt động TCM... Đây là những vấn đề rất cơ bản và cần thiết cho công tác nghiên cứu về hoạt động chuyên môn trong các nhà trường THPT để có cơ sở đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trường THPT.
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn về bản chất là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý sinh hoạt khoa học, đổi mới phương pháp giáo dục và dạy học, cũng như các giải pháp hỗ trợ
THPT có vai trò to lớn trong quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn, thông qua tổ trưởng và tập thể giáo viên để thúc đẩy các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường.
CHƯƠNG 2