Việc quản lí các tổ chuyên môn về hoạt động học của học sinh được các trường thực hiện theo các biện pháp:
Các tổ chuyên môn và giáo viên giúp học sinh xây dựng kế hoạch học tập bộ môn
Theo dõi, động viên, khuyến khích học sinh tự học Quản lí việc dạy thêm, học thêm
Các tổ chuyên môn phối hợp với nhau và với gia đình quản lí khâu tự học của học sinh
Các đối tượng được nghiên cứu đều thống nhất cho rằng việc quản lí hoạt động học của học sinh là cần thiết. Hiệu trưởng không cần trực tiếp quản lí hoạt động học của học sinh, giáo viên bộ môn nào sẽ quản lí việc học của học sinh bộ môn đó.
Nội dung quản lí về hoạt động học của học sinh gồm 5 biện pháp, kết quả thể hiện sự tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện qua các biện pháp: “Quản lí việc thực hiện nội quy học tập, nền nếp chuyên cần”; “Theo dõi, động viên, khuyến khích học sinh tự học”; “Các tổ chuyên môn phối hợp với nhau và với gia đình quản lí khâu tự học của học sinh”. Các biện pháp này có sự phù hợp giữa khâu nhận thức và khâu thực hiện, nếu nhận thức cao thì khả năng thực hiện cũng cao và ngược lại. Các biện pháp còn lại: “Các tổ chuyên môn và giáo viên giúp học sinh xây dựng kế hoạch học tập bộ môn”; “Quản lí việc dạy học thêm”. Mức độ nhận thức cao nhưng việc thực hiện chưa chặt chẽ.
Trong thực tế các trường trung học phổ thông tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hiện nay cần tăng cường vai trò của hiệu trưởng đối với việc quản lí hoạt động của tổ chuyên môn về hoạt động học tập của học sinh hơn nữa.