Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)

Để xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TCM ở các trường THPT TP Vinh, chúng tôi tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý là HT, phó HT; tổ trưởng chuyên môn, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn. Có thể đưa ra các nguyên nhân cơ bản sau:

- Tổ trưởng CM chưa được đào tạo CM nghiệp vụ quản lý

- Các nhà quản lý trưởng học chưa kết hợp hài hòa kinh nghiệm và khoa học quản lý vào quản lý hoạt động TCM

- Tổ đa môn gây khó khăn cho quản lý của TCM

- GV chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học - GV chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học - Sự quá tải của CT và các hoạt động khác ảnh hưởng đến việc HT quản lý hoat động TCM

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học

Trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý TCM, ta thấy có 4 nguyên nhân chính ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý TCM là các nguyên nhân: Tổ trưởng CM chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ quản lý; một số giáo viên chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, chưa nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp. Trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác TCM ta còn thấy quá tải của chương trình và các hoạt động khác ảnh hưởng đến việc HT quản lý TCM.

Có 4 nguyên nhân có ảnh hưởng đến công tác quản lý TCM là các nguyên nhân: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học; Các nhà quản lý trường học chưa kết hợp hài hòa kinh nghiệm và khoa học quản lý vào quản lý hoạt động TCM và mặt bằng nhận thức của học sinh không đồng đều.

Như vậy cả những nguyên nhân chính và những nguyên nhân có ảnh hưởng ít hơn đến công tác quản lý TCM đều phải được các nhà quản lý lưu tâm. Các nhà quản lý cần có các giải pháp để khắc phục những tồn tại trên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM trong các trường THPT.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã khái quát những nội dung cơ bản về thành phố Vinh, thực trạng GD-ĐT, thực trạng hoạt động TCM, công tác quản lý của HT các trường THPT ở thành phố Vinh.

Qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh đang phát triển mạnh mẽ. Hoạt động TCM của các nhà trường có hướng đi đúng đắn, góp phần quan trọng vào thành quả của các nhà trường.

Từ điều tra thực trạng cho thấy hoạt động TCM các trường THPT thành phố Vinh trong những năm qua đã đạt những thành tích nhất định do những nguyên nhân cơ bản sau:

Sở GD&ĐT đã có sự chỉ đạo, định hướng cụ thể, đúng hướng các chủ trương, nhiệm vụ của ngành trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Các cấp lãnh đạo và nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò của giáo dục trong quá trình phát triển

HT các nhà trường luôn bám sát mục tiêu, đường lối phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước trong việc chỉ đạo hoạt động CM ở đơn vị mình. Các HT đã và đang có

những phải pháp tích cực để chỉ đạo hoạt động TCM nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.

Bên cạnh những thành tựu, qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TCM của các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, ta thấy còn những hạn chế nhất định. Đó là kế hoạch hoạt động chưa khoa học, việc tổ chức thực hiện các biện pháp còn mang tính hành chính, chưa thực hiện đồng bộ, việc chỉ đạo chưa sâu sát, kiếm tra đánh giá chưa thường xuyên, chưa khơi dậy được tâm huyết của đội ngũ giáo viên.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)