3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
kiến, kế hoạch được xem như một công cụ quản lý, kế hoạch tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức của người quản lý. Như vậy cơ chế quản lý giữa hiệu trưởng và tổ chuyên môn phải chặt chẽ.
3.2.2.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện
Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch hoạt động ở các tổ chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể của nhà trường. Do vậy kế hoạch hoạt động, sinh hoạt tổ chuyên môn phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Đối với kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn: Phải cụ thể hóa được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Sở giáo dục, nhà trường về hoạt động chuyên môn; phù hợp với tình hình thực tế của từng tổ chuyên môn; phù hợp đặc thù bộ môn và cá nhân trong tổ; cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu; cụ thể thời gian thực hiện, người phụ trách; kiểm tra, đánh giá; có đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để làm căn cứ xây dựng kế hoạch; đặc điểm tình hình của tổ khi bước vào năm học; công việc của tổ được nhà trường giao; biện pháp và phương hướng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, tháng đối với tổ chuyên môn; chỉ tiêu phấn đấu của tổ, thời gian hoàn thành, biện pháp thực hiện phải rõ ràng đầy đủ và khả thi.
Các tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào nhiệm vụ năm học, đặc điểm tình hình của tổ để xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ. Sau khi hiệu trưởng duyệt, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn chính thức và tổ chức thực hiện kế hoạch dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng.
- Đối với nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, người hiệu trưởng cần thực hiện như sau: Cho toàn thể giáo viên nghiên cứu Điều lệ trường phổ thông mà nội dung chủ yếu là các quy định đối với trường THPT; phổ biến với giáo viên những quy định về nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn từ đầu năm học; chỉ đạo và kiểm tra định kì và đột xuất việc thực hiện nền nếp của tổ chuyên môn; thống nhất việc xếp lịch sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ; thống nhất phương pháp điều hành sinh hoạt; ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải thống nhất với tổ chuyên môn để sắp xếp lịch sinh hoạt tổ chuyên môn một cách khoa học và phù hợp.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng nhà trường cần có biện pháp định hướng, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phù hợp với nguồn lực thực hiện và dựa trên kế hoạch của trường; hiệu
trưởng phải giúp trưởng bộ môn nắm vững chỉ thị của bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch năm học, nắm vững công văn hướng dẫn của sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai nhiệm vụ môn học; tổ trưởng chuyên môn phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, phải có tầm nhìn về khả năng hoạt động của tổ.
Để quản lý tốt nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, người hiệu trưởng cần thực hiện như sau: Qua họp giao ban đầu tuần, hiệu trưởng giao nội dung sinh hoạt cụ thể cho các tổ trưởng chuyên môn; hiệu trưởng phải thống nhất được với tổ chuyên môn kế hoạch và nội dung cụ thể sinh hoạt tổ chuyên môn theo từng tuần, tháng; hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt của tổ mình để thống nhất trong toàn tổ những quy định chuyên môn như: nội dung chương trình dạy; các loại hồ sơ chuyên môn; phương pháp và nội dung giáo án bộ môn ở tất cả giáo viên; quy trình đánh giá xếp loại giờ dạy; nội dung kiểm tra, cho điểm, đánh giá, phân xếp loại học sinh; những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học; bàn bạc, rút kinh nghiệm dạy học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém; trao đổi, thảo luận những bài giảng khó trong chương trình giảng dạy; hiệu trưởng phân công trong Ban giám hiệu đi dự các buổi sinh hoạt ở các tổ chuyên môn để nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ.
Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của nhà trường, của tổ chuyên môn trong năm học và căn cứ vào nhiệm vụ được phân công. Giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân phải phù hợp với đặc thù bộ môn và phù hợp với kế hoạch của tổ, phần chỉ tiêu, kết quả phải cụ thể hóa ở từng lớp.