Thực trạng quản lí nề nếp và sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)

hàng tuần, hàng tháng với các nội dung chủ yếu sau: Phân công công tác giảng dạy

Bồi dưỡng các vấn đề mới về nội dung, chương trình, phương pháp sử dụng phương tiện, kĩ thuật dạy học

Học tập sinh hoạt tư tưởng chính trị, học các chủ trương chính sách Kiểm điểm công tác hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm học

Đăng kí thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng, góp ý phê bình Phản ánh tình hình chung về dạy và học của tổ chuyên môn

Công tác quản lí các tổ chuyên môn thuộc về cán bộ quản lý cấp trường (hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng), tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên trong tổ. Một số nội dung thuộc về trách nhiệm của cán bộ quản lý cấp trường, một số nội dung thuộc trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn, nhưng một số nội dung lại chính do giáo viên tự quản lý. Trong số các nhóm đối tượng được nghiên cứu, nhận thức cao nhất mức độ cần thiết về các biện pháp quản lí thuộc về nhóm tổ trưởng chuyên môn, sau đó là nhóm cán bộ quản lí các cấp và cuối cùng là nhóm giáo viên. Nhóm tổ trưởng chuyên môn nhận thức cao nhất là do các quy chế này liên quan rất nhiều đến hoạt động quản lí của tổ trưởng chuyên môn. Ý kiến đánh giá cao nhất mức độ thực hiện các biện pháp trên là cán bộ quản lí cấp trường. Nguyên nhân của việc cán bộ quản lí đánh giá cao nhất vì nhóm đối tượng này chịu trách nhiệm cao nhất trong toàn bộ các hoạt động của trường, họ chịu trách nhiệm giám sát, điều hành chung hoạt động của các tổ chuyên môn, trong đó có những biện pháp hiệu trưởng trực tiếp quản lí việc thực hiện như biện pháp: “Quản lí việc sử dụng, đánh giá giáo viên”; “Quản lí việc thực hiện chính sách giáo viên”. Các nội dung: học tập sinh hoạt tư tưởng chính trị, học các chủ trương chính sách; kiểm điểm công tác hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm học; đăng kí thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng, góp ý phê bình với trách nhiệm chính là của giáo viên.

Công tác quản lý được tiến hành thường xuyên với các hình thức: Đánh giá dựa trên KH hoạt động của TCM

Đánh giá thông qua các sổ theo dõi Đánh giá qua hoạt động dự giờ

Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của học sinh

Đánh giá dựa trên phiêu nhận xét của của GV trong tổ chuyên môn Cán bộ quản lý các trườngquan tâm nhiều đến sinh hoạt cuả tổ chuyên môn, coi đó là nhiệm vụ quan

trọng, thường xuyên trong nhà trường.. Các cán bộ quản lý đánh giá rất cao các biện pháp kiểm tra, đánh giá qua hoạt động dự giờ vì dự giờ là môi trường thực tế để giáo viên thể hiện năng lực giảng dạy. Bên cạnh đó biện pháp đánh giá dựa trên kết quả đạt được của học sinh cũng được các trường coi trọng bởi hiệu quả của hoạt động giáo dục là nhân cách của người học nên chất lượng, hiệu quả trong công tác giáo dục luôn được coi trọng. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các biện pháp: Đánh giá dựa trên kế hoạch hoạt động của TCM; Đánh giá thông qua các sổ theo dõi tỏ ra chưa hiệu quả. Điều này có thể do việc quản lý hồ sơ sổ sách chưa khoa học, việc kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên..

Về mức độ nhận thức, các đối tượng đều cho rằng hoạt động quản lí của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn là rất cần thiết, trên cơ sở giám sát chặt chẽ của hiệu trưởng các tổ chuyên môn, các giáo viên sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm đối với chuyên môn cũng như tăng cường vai trò và trách nhiệm của tổ trưởng đối với công việc của tổ như duy trì các hoạt động thường xuyên của tổ; phân công công tác giảng dạy…

Các biện pháp quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn được đối tượng là tổ trưởng chuyên môn đánh giá cao nhất, nổi bật là các biện pháp: “Sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, hàng tuần”; “Phân công công tác giảng dạy”; “Phản ánh tình hình chung về dạy và học của tổ chuyên môn”… những biện pháp này thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w