trưởng. Có thể thấy rõ hơn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3 Quản lý hoạt động tổ CM ở trường THPT
BAN GIÁM HIỆU
TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN TỔ CHUYÊNMÔN
1.3.2.1. Chỉ đạo lập kế hoạch tổ chuyên môn trong năm học
Việc lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn là khâu vô cùng quan trọng trong quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Lập ra kế hoạch hoạt động giúp cho tổ bám sát được mục tiêu nhiệm vụ hàng năm, mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, mục đích cần đạt và các chỉ tiêu cần phấn đấu. Hơn thế nữa kế hoạch hoạt động vạch ra cho tổ chuyên môn các giai đoạn thực hiện nhiệm vụ, cách thức thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, mang tính khả thi cao.
Hàng năm khi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, hiệu trưởng cần chú trọng đến chỉ đạo các tổ chuyên môn trong trường xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với khả năng của tổ.
Hiệu trưởng cần duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và quản lý quá trình thực hiện kế hoạch đó.
1.3.2.2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn
- Tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và giáo dục.
+ Về mục đích: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và giáo dục để giáo viên căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục của cá nhân đúng hướng, đủ và đúng theo các quy định. Việc tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững mục tiêu giáo dục ở đây là muốn nói đến mục tiêu giáo dục của địa phương, xây dựng phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.
+ Về nội dung: Phổ biến mục tiêu giáo dục của Sở Giáo dục & Đào tạo xây dựng theo từng năm học; phổ biến nội dung chương trình dạy học và giáo dục của từng môn học cấp học (những chỉ đạo mới của cấp trên); những yêu cầu về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và các yêu cầu về giáo dục nhân cách học sinh; những thuận lợi và khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện mục tiêu, giải pháp khắc phục.
+ Về hình thức: Tổ chức theo hình thức hội nghị cho toàn bộ cán bộ, giáo viên của đơn vị; tổ chức dưới hình thức hội nghị, hội thảo để tập hợp các ý kiến tham vấn; tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp dạy học. + Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp
+ Nội dung thực hành cần xác định một cách cụ thể dựa trên nhu cầu và đòi hỏi xuất phát từ thực tiễn của giáo viên, được các tổ nhóm chuyên môn bàn bạc, xây dựng sao cho phù hợp với đặc thù bộ môn và yêu cầu của chương trình mới.
+ Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn chú trọng tất cả các khâu trong quy trình hoạt động: xác định những yêu cầu đổi mới, xây dựng thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới, lần lượt cử giáo viên dạy thử nghiệm và tập thể dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm.
- Tổ chức các đợt hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên mời giáo viên giỏi trong cụm hoặc mời các chuyên gia về dự giờ trao đổi. Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các đơn vị tổ, trường có phong trào và chất lượng dạy học tốt ở trong và ngoài địa phương.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới nói trên thông qua vai trò của tổ trưởng chuyên môn, đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động của thanh tra chuyên môn nhà trường. Kết hợp giữa đánh giá của cá nhân, của tổ chuyên môn và của Ban giám hiệu về tình hình chất lượng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong tập thể tổ, nhóm và mỗi giáo viên. Đồng thời, hiệu trưởng phải kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên theo định kỳ, từng tháng hoặc đột xuất.
1.3.2.3. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn
Một nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý là kiểm tra. Nhờ có kiểm tra, đánh giá mà quá trình quản lý của hiệu trưởng được khép kín và được điều chỉnh kịp thời. Trong kiểm tra các hoạt động chuyên môn cần chú trọng các vấn đề: Tiến độ thực hiện chương trình dạy học, phát hiện các vấn đề chưa hợp lý để điều chỉnh; chất lượng giáo án và giờ dạy trên lớp; giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh: kiểm tra, chấm bài, cập nhật điểm, đánh giá chất lượng có đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch hay không.
Các nội dung kiểm tra: việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục; việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ; việc thực hiện các chuyên đề của tổ; nền nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ; việc thực hiện các hoạt động ngoại khoá.
Hình thức kiểm tra: kiểm tra toàn diện: Kiểm tra tất cả các khâu, các hoạt động của giáo viên trong tổ nhằm đánh giá một cách chính xác chất lượng của các hoạt động; kiểm tra chuyên đề: kiểm tra một mảng hoạt động nào đó như việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học…
quy định như đánh giá, xếp loại giờ dạy; đánh giá, xếp loại hồ sơ, giáo án; đánh giá, xếp loại giáo án điện tử. Đánh giá đúng kết quả sẽ giúp cho giáo viên, tổ chuyên môn xác định được chất lượng hoạt động của mình đang ở mức độ nào, thấy rõ được những hạn chế cần khắc phục để điểu chỉnh. Mặt khác kiểm tra luôn luôn đi đôi với nhắc nhở rút kinh nghiệm làm cho người được kiểm tra nhận thấy rõ những ưu điểm để tiếp tục phát huy, những hạn chế cần khắc phục và phương hướng phấn đấu.