Việc quản lí khâu chuẩn bị lên lớp đối với các tổ chuyên môn được các trường tiển khai theo nhiều hình thức phong phú:
Thống nhất mẫu giáo án chung cho GV trong tổ
Lên lớp phải có giáo án; giáo án phải theo mẫu thống nhất Tổ trưởng CM ký duyệt giáo án đầu tuần
Trao đổi, góp ý với giáo viên về giáo án các tiết dạy khó hoặc dạy mẫu Kiểm tra khâu chuẩn bị các phương tiện, kĩ thuật, đồ dùng dạy học
Kiểm tra thường kì, kiểm tra đột xuất khâu soạn giáo án, chuẩn bị các điều kiện lên lớp của giáo viên
Thống nhất biên bản kiểm tra và các tiêu chí xếp loại dự giờ, thăm lớp Rút kinh nghiệm sau kiểm tra.
Tổng hợp các ý kiến đánh giá hoạt động quản lí khâu chuẩn bị lên lớp của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên cho thấy các đối tượng nhận thức tương đối cao mức độ cần thiết. Như vậy, khâu nhận thức cả giáo viên, tổ tưởng và cán bộ quản lí các cấp đều cho rằng rất cần thiết có sự quản lí, điều tiết của hiệu trưởng, sự tham gia trực tiếp, thường xuyên của hiệu trưởng sẽ tăng vai trò và trách nhiệm của các giáo viên cũng như hoạt động của các tổ chuyên môn.
Thực trạng chỉ đạo quản lý giáo án trong các nhà trường đã được các đồng chí cán bộ quản lý quan tâm. Qua ý kiến đánh giá của giáo viên, chúng tôi nhận thấy các thầy cô giáo nhận thức và đánh giá rất cao các biện pháp HT uỷ quyền cho tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án đầu tuần vì như thế giáo viên thường xuyên phải soạn, không bị quên soạn hoặc không mang giáo án đến lớp; HT chỉ đạo các tổ trưởng CM thống nhất mẫu giáo án chung cho giáo viên trong tổ từ đó tránh được việc trình bày các đơn vị kiến thức lộn xộn., không khoa học. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi nhận thấy
các biện pháp: HT ủy quyền cho các phó HT kiểm tra việc ký giáo án hàng tuần của tổ trưởng chuyên môn vào cuối tháng còn chưa hiệu quả. Nguyên nhân hai biện pháp chưa được đánh giá cao bởi các việc kiếm tra chưa thường xuyên, còn hình thức... Để thực hiện tốt việc quản lý giáo án cần sự tích cực, chủ động, thường xuyên hơn của cán bộ quản lý mỗi nhà trường.
Có sự tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện ở một số biện pháp. Quy định cụ thể, thống nhất yêu cầu soạn bài, chuẩn bị lên lớp của các tổ chuyên môn, kiểm tra khâu soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên chứng tỏ ở các biện pháp này, các yêu cầu về bài soạn, khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên có sự phù hợp trong nhận thức và thực hiện. Cần tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát của hiệu trưởng đối với các biện pháp: “Tổ chức trao đổi, góp ý với giáo viên về giáo án các tiết dạy khó hoặc dạy mẫu”; “Kiểm tra khâu chuẩn bị các phương tiện, kĩ thuật, đồ dùng dạy học”; “Kiểm tra thường kì, kiểm tra đột xuất khâu soạn giáo án, chuẩn bị các điều kiện lên lớp của giáo viên”.