Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 73)

Để khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của 6 giải pháp quản lí được đề xuất. tác giả đã trưng cầu ý kiến 11 đồng chí là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; 24 đồng chí là bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, cán bộ thanh tra giáo dục; 20 đồng chí là tổ trưởng chuyên môn và 90 đồng chí là giáo viên của 04 trường THPT ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An theo những cấp độ khác nhau, kết quả cụ thể:

Bảng3.1: Tổng hợp đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

Các giải pháp Tính cần thiết

(điểm bình quân)

Tính khả thi

(điểm bình quân)

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo viên về

tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường 4,8 4,6 2. Xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ về hoạt động

của tổ chuyên môn 4,6 4,7

3. Thực hiện dân chủ hoá trong quản lý các tổ

chuyên môn 4,6 4.5

4. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.

giám sát 4,7 4,8

5. Phối hợp các lực lượng quản lý tổ chuyên môn 4,7 4,,6

6. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện

phục vụ tổ chuyên môn 4,6 4,5

Ghi chú: Thang điểm đánh giá theo 4 bậc - Rất cần thiết / khả thi cao: điểm > 4

- Cần thiết / khả thi: 3 < điểm <=4 điểm - Cần thiết / khả thi bình thường: 2 < điểm < =3 điểm

- Về mức độ cần thiết: Các đối tượng đều đánh giá rất cao cả 6 giải pháp, trong đó nổi trội là giải pháp: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường THPT”. Nguyên nhân các đối tượng đánh giá cao giải pháp này có thể là do hiệu trưởng muốn quản lí tốt tổ chuyên môn thì trước hết phải xác định rõ tầm quan trọng của tổ chuyên môn, càng đánh giá đúng tầm quan trọng sẽ xác định các vấn đề cần thiết trong hoạt động.

Giải pháp được đánh giá có mức độ cần thiết cao xếp vị trí thứ bậc 2 là: “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lí tổ chuyên môn”. Hiệu trưởng muốn thực hiện tốt hoạt động quản lí đối với tổ chuyên môn cần có sự phối hợp với các lực lượng trong nhà trường, chẳng hạn như phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên… các lực lượng này đóng vai trò hỗ trợ, tham mưu giúp việc để hiệu trưởng thực hiện tốt hoạt động quản lí tổ chuyên môn. Các giải pháp khác cũng đóng vai trò rất quan trọng, rất cần thiết để nâng cao chất lượng quản lí đối với các tổ chuyên môn.

-Về mức độ thực hiện: Các đối tượng nghiên cứu đều đánh giá các giải pháp trên đều có tính khả thi, có nghĩa là có thể thực hiện và áp dụng vào hoạt động quản lí đối với các tổ chuyên môn. Nổi trội là ý kiến đánh giá giải pháp: “Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. giám sát”. Đây là giải pháp có tính khả thi nhất vì tăng cường khâu kiểm tra giám sát là dễ thực hiện nhất trong số các giải pháp đã đưa ra. Giải pháp xếp ở vị trí thứ bậc 2 là: “Xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ về hoạt động của tổ chuyên môn”. Các ý kiến cho rằng hiệu trưởng muốn nâng cao hiệu quả quản lí các tổ chuyên môn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chuyên môn. Các giải pháp khác đều có thể áp dụng và thực hiện tốt.

Như vậy, các giải pháp đề xuất hoàn toàn có cơ sở khoa học và đã được thăm dò khảo sát qua thực tế hoạt động của các tổ chuyên môn trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cũng như việc tuân theo các nguyên tắc chung, tác giả đã đề xuất 6 giải pháp để quản lý tổ chuyên môn tại các trường THPT.

Để khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã nêu trên tác giả đã xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên của 04 trường THPT ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Kết quả thu được từ phiếu trưng cầu ý kiến sẽ được đánh giá theo từng mức độ khác nhau, cụ thể là 3 mức độ: mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao.

Kết quả xử lý cho thấy hệ số tương quan về nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện, cho phép khẳng định các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT tại Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An mà tôi đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w