Những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 57 - 58)

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hoạt động TCM các nhà trường còn có những hạn chế. Cụ thể là: Việc lập kế hoạch chuyên môn còn chưa chủ động (Lý do khách quan là văn bản chỉ đạo chưa kịp thời, cập nhật, lý do chủ quan là năng lực tổ chức, điều hành của tổ trưởng chuyên môn còn hạn chế). Khi lập kế hoạch các tổ chuyên môn, các tổ chỉ tập trung vào nhiệm vụ công tác của tổ mình, chưa có cái nhìn tổng thể trong mối quan hệ với các tổ chuyên môn khác và với nhiệm vụ chung của nhà trường. Việc lập kế hoạch chưa nghiên cứu kỹ thực trạng, chưa sát đối tượng giáo viên và học sinh. Trong quá trình hoạt động, người giáo viên là nhân tố cốt lõi làm nên hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên trong việc thực hiện kế hoạch, chúng tôi thấy công tác bồi dưỡng đội ngũ còn nhiều bất cập. Giáo viên chưa thực sự được tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Các hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn mang nặng tính hình thức. Trong nhà trường TCM là nơi cụ thể hóa các nhiệm vụ của nhà trường. Tuy nhiên các TCM chưa coi trọng việc xây dựng nội dung

sinh hoạt TCM nên nội dung sinh hoạt chuyên môn nghèo nàn, nặng về sự vụ hành chính, chưa có vai trò là hạt nhân thúc đẩy hiệu quả chuyên môn. Qua khảo sát nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh hoạt TCM chưa hiệu quả là do khâu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện còn chồng chéo và hạn chế. Hạn chế trong hoạt động TCM ở khâu chỉ đạo chưa thống nhất của các văn bản chỉ đạo và các cấp quản lý. Trong nhà trường, công việc của người giáo viên cần được đánh giá khách quan thường xuyên. Tuy nhiên từ lâu nay việc kiểm tra đánh giá còn còn nặng tính hình thức, chưa coi trọng chất lượng dạy học - yếu tố cốt lõi trong hoạt động giảng dạy. Bên cạnh đó điểm bất cập còn thể hiện ở công tác thi đua khen thưởng. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy công tác thi đua khen thưởng còn chưa nghiêm túc, thỏa đáng, bởi vậy chưa tạo động lực cho công tác thi đua trong nhà trường. Bên cạnh đó việc quản lý việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học trong các nhà chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều giáo viên ngại sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai nhưng chưa đi vào chiều sâu, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Công tác bồi dưỡng đội ngũ, vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng dạy học chưa được quan tâm một cách đầy đủ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 57 - 58)