Hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 62 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3.1. Hoạt động sản xuất

Hoạt động sản xuất tại Công ty được thực hiện qua 3 công đoạn chính, tương ứng với 3 phân xưởng tại nhà máy sản xuất:

- Xưởng chế biến điều thô thực hiện các công đoạn làm sạch và phân cỡ hạt – hấp và xử lý hạt – tách nhân (bóc vỏ cứng hạt điều).

- Xưởng sấy – bóc vỏ lụa thực hiện quá trình sấy khô hạt điều và bóc vỏ lụa. - Xưởng thành phẩm xuất khẩu tiến hành phân loại – khử trùng – đóng gói và bảo quản sản phẩm.

Hình 2.7. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất hạt điều

(Nguồn: Công ty Cổ phần LAFOOCO)

Hạt điều thô Phân cỡ hạt sống Phân cỡ hạt chín Hấp Tách nhân Sấy khô Bóc vỏ lụa

Phân loại nhân

Khử trùng, hút chân không Đóng gói, kẻ nhãn Xuất khẩu Vỏ lụa chất đốt Sản xuất hàng giá trị giá tăng

Tiêu thụ trong nước Làm chất đốt Vỏ hạt điều Ép dầu Dầu điều Dầu điều thành phẩm xuất khẩu

Hình 2.8. Lưu đồ hoạt động sản xuất

(Nguồn:Công ty Cổ phần LAFOOCO)

Nhân điều thô

Phân loại mẫu

Sản xuất theo đơn

Giao hàng Mẫu của

Công ty

Mẫu của khách hàng

Kho chứa mẫu

Chào hàng mẫu Khách hàng chọn mẫu Đặt hàng Kho thành phẩm Đóng gói KCS Tái chế Không đạt Đạt Không đạt Đạt Đạt

Công ty sản xuất theo đơn hàng nên nhà nhập khẩu sẽ là người đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng nhân thành phẩm, giá cả, thời gian giao hàng và những điều kiện thương mại khác. Sau quá trình nhà nhập khẩu và bộ phận kinh doanh đàm phán và thống nhất yêu cầu giữa hai bên, Tổng Giám đốc sẽ tiến hành ký hợp đồng và trên cơ sở các phương án sản xuất được đề ra, lập lệnh cho các bộ phận tiến hành thu mua nguyên liệu và sản xuất theo đơn hàng.

Đối với hàng mẫu sản xuất của Công ty chủ yếu là W320, ngoài các tiêu chuẩn về chất lượng thì nhân điều loại W320 không được phép lẫn quá 5% nhân cấp thấp hơn liền kề (W450) tính theo khối lượng, không lẫn quá 5% nhân vàng và nhân vỡ (SW và WS) lúc đóng gói, tính theo khối lượng. Hàng mẫu thành phẩm sau khi sản xuất xong sẽ được đóng gói, hút chân không và lưu kho chứa mẫu. Khối lượng tịnh mẫu trung bình từ 0,5 – 1kg. Ngoài các thông tin được in trên bao bì về tên hàng, chủng loại, chất lượng, số lượng, nguồn gốc và đặc trưng màu sắc, mùi vị, giá cả thì những thông số này cũng được giải thích rõ và đính kèm theo trong thư chào hàng. Thông thường, Công ty chào hàng thông qua các trang mạng điện tử, thư chào hàng, gọi điện thoại, hội chợ hoặc triển lãm và website của Công ty. Khách hàng căn cứ vào mẫu để lựa chọn, đồng thời phản hồi những thông tin về giá cả, số lượng hoặc những yêu cầu khác với các tiêu chuẩn kèm theo để tiến hành đặt hàng. Sau khi nhận được đơn hàng, bộ phận kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và xử lý đơn hàng. Đơn hàng hợp lý sẽ được tính toán, kiểm tra lượng nguyên liệu lưu trữ trong kho, lượng hàng đang sản xuất và cân đối các nguồn lực để tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Trường hợp đơn hàng của khách hàng có sai sót, bộ phận tiếp nhận sẽ thông tin lại với khách hàng để chỉnh sửa bổ sung.

Trước khi lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng sản xuất, bộ phận kinh doanh sẽ dựa vào giá ký kết trong hợp đồng và tình hình thua mua nguyên liệu để lập kế hoạch sản xuất cho đơn hàng đó và lựa chọn phương án tối ưu nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. So sánh các phương án sản xuất 1.000kg nhân điều W320 thành phẩm năm 2014 gồm (1) sản xuất tại các phân xưởng, (2) mang nguyên liệu đi gia công, (3) kết hợp sản xuất tại Công ty và gia công tách vỏ cứng còn sót lại sau máy và (4) sản xuất tại Công ty và gia công bóc vỏ lụa còn sót lại sau máy, từ đó đánh giá và lựa chọn phương thức sản xuất cho một đơn hàng.

Bảng 2.9. Phương án 1: Toàn bộ hàng sản xuất tại Công ty

STT Khoản mục chi phí Diễn giải Giá trị

đồng/kg

1 Hạt điều thô = 23.000 đ/kg×5 kg nguyên liệu×1.000kg 115.000.000

2 Công cụ dụng cụ 1.023.000 3 Hóa chất 50.000 4 Nhân công 7.013.000 5 Khấu hao TSCĐ 30.132.000 6 Dịch vụ mua ngoài 2.013.000 7 Chi phí khác bằng tiền 1.024.000 Tổng cộng 156.255.000

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu và tổng hợp của tác giả)

Bảng 2.10. Phương án 2: Mang toàn bộ nguyên liệu đi gia công

STT Khoản mục chi phí Diễn giải Giá trị

đồng/tấn

1 Hạt điều thô = 23.000 đ/kg×5 kg nguyên liệu×1.000 kg 115.000.000 2 Chi phí gia công =19.200 đ/kg×1kg thành phẩm×1.000 kg 19.200.000

Tổng cộng 134.200.000

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu và tổng hợp của tác giả)

Bảng 2.11. Phương án 3: Hàng sản xuất tại Công ty và gia công tách vỏ cứng còn sót lại sau máy

STT Khoản mục chi phí Diễn giải Giá trị

đồng/kg

1

Hạt điều thô

= 23.000 đ/kg×5 kg nguyên

liệu×1.000kg 115.000.000 2 Giá gia công tách vỏ cứng

còn sót lại sau máy 15%

= 15%×5kg nguyên liệu×4.250 đ/kg ×1.000kg 3.187.500 3 Công cụ dụng cụ 869.550 4 Hóa chất 42.500 5 Nhân công 5.961.050 6 Khấu hao TSCĐ 25.612.200 7 Dịch vụ mua ngoài 1.711.050 8 Chi phí khác bằng tiền 885.700 Tổng cộng 153.269.550

Bảng 2.12. Phương án 4: Hàng sản xuất tại Công ty và gia công bóc vỏ lụa còn sót lại sau máy

STT Khoản mục chi phí Diễn giải Giá trị

đồng/tấn

1 Hạt điều thô = 23.000 đ/kg×5 kg nguyên liệu×1.000kg 115.000.000 2 Giá gia công bóc vỏ lụa

còn sót lại sau máy 10%

= 10%×1kg nhân thành phẩm × 5.650đ/kg × 1.000kg 565.000 3 Công cụ dụng cụ 920.700 4 Hóa chất 45.000 5 Nhân công 6.311.700 6 Khấu hao TSCĐ 27.118.800 7 Dịch vụ mua ngoài 1.811.700 8 Chi phí khác bằng tiền 921.600 Tổng cộng 152.694.500

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu và tổng hợp của tác giả)

Từ kết quả các phương án sản xuất 1.000 kg nhân điều W320, cho thấy: - Phương án 1: Toàn bộ hàng sản xuất tại Công ty

Với phương án này thì tổng chi phí để Công ty sản xuất 1.000 kg nhân điều W320 thành phẩm là 156.255.000 đồng. Phương án này có ưu điểm là khai thác hết công suất của máy, không thất thoát hàng hóa, bảo đảm chất lượng đúng theo yêu cầu đơn hàng. Tuy nhiên, bán thành phẩm ở công đoạn cuối, cụ thể là nhân điều sau khi bóc vỏ lụa còn tồn nhiều (10% khối lượng sản phẩm làm ra) do vỏ còn sót lại trên nhân. Để giải quyết lượng hàng tồn này tốn nhiều thời gian gây ảnh hưởng đến thời hạn thực hiện hợp đồng.

- Phương án 2: Mang toàn bộ nguyên liệu đi gia công

Với phương án này, để Công ty sản xuất 1.000 kg nhân điều W320 là 134.200.000 đồng. Trong tất cả các phương án, chi phí của phương án này là thấp nhất. Tuy hình thức này bảo đảm được thời gian giao hàng, đẩy nhanh quá trình sản xuất nhưng đây là phương án nhiều rủi ro nhất, do không đảm bảo được chất lượng cũng như số lượng hàng hóa khi mang đi gia công. Ngoài ra, Công ty cũng không thu hồi được vỏ điều (do bên nhận gia công thường dùng làm chất đốt trong quá trình sản xuất), mất đi phần lợi nhuận thu được từ kinh doanh vỏ điều. Mặt khác, khi mang nguyên liệu hạt điều thô đi gia công nếu quản lý không chặt chẽ thường xuất hiện tình trạng “hàng đổi hàng”, không đảm bảo đúng tỷ lệ nhân thu hồi sau sản xuất, từ đó ảnh

hưởng đến uy tín của Công ty đối với nhà nhập khẩu cũng như không khai thác hết công suất của hệ thống máy móc thiết bị tại Công ty.

- Phương án 3: Hàng sản xuất tại Công ty và gia công tách vỏ cứng còn sót lại sau máy

Để thực hiện phương án này, chi phí Công ty sản xuất là 153.269.550 đồng/1.000 kg nhân điều W320. Vì hạt điều có nhiều hình dạng khác nhau nên trong quá trình tách hạt bằng máy tách nhân, tỷ lệ hạt còn sót vỏ cứng chiếm khoảng 15%. Số lượng hàng còn lại này không thể tách lại bằng máy vì hạt điều loại này đã bị dập vỏ. Để đáp ứng đúng thời hạn giao hàng, Công ty thường mang lượng hàng này gia công bên ngoài hoặc cho công nhân mang về nhà gia công bằng phương pháp thủ công. Ưu điểm phương án này là tận dụng hết công suất máy, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, nhân điều đem đi gia công khâu tách vỏ cứng sau máy không đảm bảo đúng chất lượng Công ty yêu cầu do hàng bể nhiều, có dấu dao, hàng dễ bị tím và nhiễm dầu. Hàng dễ bị thất thoát chủ yếu là hạt lớn, hạt còn đầu cuống (tỷ lệ chiếm khoảng 10% khối lượng còn sót lại), đồng thời, hàng không đảm bảo đủ số lượng nếu quản lý không chặt và thường xảy ra hiện tượng trộn hàng cấp thấp.

- Phương án 4: Hàng sản xuất tại Công ty và gia công bóc vỏ lụa còn sót lại sau máy Chi phí để Công ty thực hiện phương án này là 152.694.500 đồng/1.000 kg nhân W320. Tỷ lệ vỏ lụa còn sót lại trên nhân điều sau khi được bóc bằng máy chiếm khoảng 10%. Để làm sạch số hàng này, Công ty đưa đi gia công bằng phương pháp thủ công. Phương án này có ưu điểm là khai thác hết năng lực sản xuất của máy, đảm bảo tương đối tỷ lệ thu hồi nhân thành phẩm theo yêu cầu của Công ty (kể cả hàng sâu). Số hàng mang đi gia công bóc vỏ lụa còn sót lại sau máy chủ yếu là hạt điều phế có nhiều hình dạng đặc thù (hạt teo, hạt lép, hạt sâu...) nên số lượng thất thoát là không đáng kể, tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động tại Công ty. Đồng thời, Công ty tận dụng tối đa các loại hàng phế phẩm dùng để tiêu thụ nội địa và đảm bảo được tiến độ giao hàng theo đơn. Đây là hình thức sản xuất mới và được xem là tối ưu nhất được áp dụng trong sản xuất tại Công ty. Hiện nay, phương án này cũng đang dần được các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành chế biến điều nghiên cứu và áp dụng theo.

Hình 2.8. Biểu đồ sản lượng sản xuất nhân điều thành phẩm W320

(Nguồn: Bộ phận kinh doanh nhân điều)

Sau khi kế hoạch sản xuất và được Tổng giám đốc phê duyệt, các phân xưởng sản xuất sẽ tiến hành theo kế hoạch đề ra. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho xưởng chế biến điều thô do bộ phận thua mua tính toán và tìm các nguồn cung ứng để đảm bảo đủ nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất. Hoạt động sản xuất được tiến hành đồng loạt theo quy trình ở các phân xưởng nhằm thực hiện đúng tiến độ của đơn hàng.

Bảng 2.13. Doanh thu nhân điều W320

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu từ nhân điều sản xuất 698.176.357 350.665.743 371.692.651 Doanh thu từ nhân điều W320 13.057.347,24 4.848.807,29 4.828.431,42 % doanh thu w320/nhân điều sản xuất 53,47 72,32 76,98

(Nguồn: Bộ phận kinh doanh nhân điều Công ty Cổ phần LAFOOCO )

Trong giai đoạn 2012 – 2013 thì năm 2012 tỷ trọng doanh thu hàng W320 so với nhân điều sản xuất là thấp nhất (53,47 %), do trong năm này, giá nguyên liệu cũng như giá điều nhân giảm và lượng hàng sản xuất chủ yếu lấy từ nguyên liệu năm 2011 chuyển sang, nên tỷ lệ nhân điều trắng W320 sản xuất ra thấp. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điều bị giảm sút kéo theo sự sụt giảm giá bán, giá hàng bể, hàng cấp thấp và các phụ phẩm, thứ phẩm khác giảm nhiều nhất, làm kéo giá hàng W320 và ảnh

25,942.30 11,209.00 9,045.90 20,234.99 9,079.29 7,236.72 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00

Sản lượng sản xuất nhân điều W320

Điều thô sản xuất W320 thành phẩm

2012 2013 2014 Tấn

hưởng đến giá xuất đối với nguyên cơ cấu thành phẩm. Năm 2013, Công ty khắc phục được tình hình thua lỗ của năm 2012, hoạt động từng bước đi vào ổn định, tỷ trọng doanh thu hàng W320 so với nhân điều sản xuất tăng lên 72,32 %. Có được điều này là do giá điều nhân W320 đã tăng trở lại (giá trung bình 3.35 USD/lb năm 2013).

Cũng trong năm này, Công ty chủ yếu tiến hành thu mua nhân điều từ các đơn vị nhỏ, sơ chế xuất khẩu, cách làm này đem lại hiệu quả và ít rủi ro. Mức tăng trưởng trong doanh thu từ hoạt động sản xuất và kinh doanh nhân điều W320 tiếp tục duy trì và phát triển ở mức 76,98% năm 2014. Tuy doanh thu đang có dấu hiệu khả quan nhưng Công ty vẫn cần đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa về mặt chất lượng sản phẩm và đảm bảo sản lượng sản xuất nhằm duy trì đà tăng trưởng doanh thu mặt hàng chủ lực này vào những năm sau nữa, kể cả trong trường hợp giá cả có biến động mạnh. Hiện tại, công ty vẫn chỉ tập trung sản xuất và cung cấp các mặt hàng chủ yếu như nhân điều sản xuất các loại và kinh doanh nguyên liệu, chưa có sự phát triển thêm về nhiều sản phẩm giá trị gia tăng.

(1) Tại phân xưởng chế biến điều thô, hạt điều nguyên liệu sẽ được mang đi phân loại theo kích cỡ của từng loại hạt, sơ chế, hấp và tách nhân. Vì hạt sau khi phơi có trọng lượng trung bình 200 – 280 hạt/kg, nhưng có kích thước lớn nhỏ khác nhau không dùng cho một máy cắt nên hạt sẽ được phân ra các loại hàng A, B, C, D và loại bỏ tạp chất lẫn trong các lô hàng. Hạt điều sống sẽ được phân cỡ trong các sàng quay hình lục lăng có lỗ với các kích thước khác nhau gồm các loại đường kính 17 – 19 mm, loại đường kính 19 – 21 mm và loại đường kính 21 – 22 mm.

Tùy theo độ ẩm của từng loại nguyên liệu mà có chế độ hấp khác nhau nhưng máy hấp hạt điều liên tục có công suất 1.500 kg – 2.500 kg với thời gian hấp trung bình từ 30 - 50 phút. Công đoạn này sử dụng hơi nước nhằm làm cho vỏ hạt điều được mềm, tạo điều kiện cho lớp vỏ xốp và vỏ lụa tách rời nhau, thuận tiện cho việc tách lấy nhân hạt điều (tách lớp vỏ cứng bên ngoài). Hạt điều sau khi hấp được đưa ra băng tải chuyển xuống để làm nguội và cho vào khay đựng hàng.

Trước năm 2007, công nghệ chế biến hạt điều tại nhà máy sản xuất chủ yếu là thủ công như: ngâm nước, chao hạt bằng dầu vỏ hạt điều, đốt lò và sấy nhân hạt điều bằng củi hoặc vỏ lụa, hấp hạt điều thùng, tách nhân điều và bóc vỏ lụa bằng tay. Hạt điều sau khi hấp theo phưng pháp cũ này thường không đồng đều, mức độ vỏ cứng,

mềm khác nhau gây khó khăn trong việc tách nhân, tỷ lệ nhân vàng và thứ phẩm nhiều. Công nghệ này phát sinh nhiều khói bụi và nước thải, mức độ gây ô nhiễm môi trường tương đối cao. Mặt khác, phần dầu chao sau khi đun sẽ thoái hóa và chuyển thành cặn dầu. Lượng cặn dầu này không thể sử dụng hoặc tái chế, cũng không thể bị phân hủy trong bất kỳ môi trường tự nhiên nào, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất và nguồn nước. Trước tình hình đó, Công ty quyết định chuyển đổi công nghệ sản xuất từ xử lý nhiệt sang hấp hạt điều bằng hơi nước. Với công nghệ mới này, sản phẩm làm ra không gây ô nhiễm môi trường như trước, chi phí thấp, ít sử dụng lao động trong một số công đoạn, tăng năng suất và hiệu quả.

Từ năm 2008, Công ty chú trọng đầu tư hệ thống sản xuất chính bao gồm hệ thống hấp hạt điều, sấy nhân điều bằng hơi nước quá nhiệt và bóc vỏ lụa gồm: 1 lò hơi công suất 2 tấn/giờ, 4 bồn hấp hạt điều, hệ thống sấy nhân hạt điều gồm 8 lò sấy, 8 máy bóc vỏ lụa và hệ thống máy nén khí dùng cho máy bóc vỏ lụa. Tuỳ theo từng loại nguyên liệu mà có thể điều chỉnh nhiệt theo độ ẩm của hạt (trước khi hấp hạt được làm ẩm bằng hơi nước). Công đoạn này sẽ làm hạt chín đều, hạt khô ráo, ít bị dẻo nên dễ tách nhân, khắc phục được hạn chế của các thiết bị xử lý hạt điều theo phương pháp chao dầu và phương pháp hấp tĩnh. Áp dụng quy trình công nghệ hấp và sấy nhân hạt

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)