Tình hình sử dụng lao động tại Công ty (201 2 2014)

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Tình hình sử dụng lao động tại Công ty (201 2 2014)

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động tại Công ty giai đoạn 2002 – 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch

2013/2012 2014/2013 Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) (+/-) % (+/-) % Tổng số lao động 1.849 100,00 1.032 100,00 703 100,00 -817 -44,19 -329 -31,88 - Nam 521 28,18 261 25,29 192 27,31 -260 -49,90 -69 -26,44 - Nữ 1.328 71,82 771 74,71 511 72,69 -557 -41,94 -260 -33,72 Cơ cấu lao động - Lao động trực tiếp 1.733 93,73 954 92,44 662 94,17 -779 -49,95 -292 -30,61 - Lao động gián tiếp 116 6,27 78 7,56 41 5,83 -38 -32,76 -37 -47,44

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty Cổ phần LAFOOCO)

Tình hình sử dụng lao động ở Công ty qua 03 năm có sự biến động mạnh: năm 2012 có số lượng lao động cao nhưng năm 2013, số lượng giảm đáng kể (817 người)

so với năm 2012. Có sự biến động này do cuối năm 2011 thị trường điều nhân sụp đổ, hơn 18.000 tấn hạt điều thô tồn kho năm 2011 không thể bán ra được, Công ty phải chuyển sang sản xuất đến tháng 8 năm 2012, Công ty gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Công ty tập trung nguồn lực để sản xuất nhanh nguồn nguyên liệu tồn này, tránh hư hỏng do thời gian trữ lâu. Ban lãnh đạo phải tăng đột biến công suất sản xuất hơn 20% so công suất sản xuất bình thường. Sang năm 2013, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty dần phục hồi, sản phẩm tiêu thụ được không bị ứ động tồn kho nên Công ty sử dụng lao động trên cơ sở khối lượng công việc hiện có, làm nhu cầu về lao động giảm. Liên tục trong 02 năm 2013 và 2014, Công ty tập trung tái cấu trúc tổ chức, nhân sự tinh gọn như: ngừng hoạt động kinh doanh để chuyển sang cho thuê toàn bộ kho bãi, nhà xưởng tại 02 chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước, thành lập bộ phận thu mua cung ứng, tách bộ phận kinh doanh nhân điều và kinh doanh hàng giá trị gia tăng từ phòng kinh doanh, nhập tổ cơ điện và đảm bảo chất lượng thành bộ phận kỹ thuật – công nghệ, tập trung mọi hoạt động sản xuất tại nhà máy điều Long An, rà soát quy trình quản lý một cách toàn diện, điều chuyển nhiều nhân viên từ văn phòng chi nhánh sang bộ phận trực tiếp sản xuất, nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý, nên tổng số lao động giảm mạnh.

Do tính chất ngành nghề nên tỷ lệ lao động nam và nữ chênh lệch rõ rệt. Số lượng lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) tổng số lao động. Đây được xem là đặc trưng của ngành chế biến nhân điều. Trong các khâu chế biến, khâu bóc vỏ lụa và tái chế thành phẩm yêu cầu phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo… và những đặc tính này phù hợp với lao động nữ. Về cơ cấu lao động, lực lượng lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp (dưới 10%) tổng số lao động của Công ty, bao gồm: đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, giám sát… Tuy số lượng lao động gián tiếp không nhiều nhưng cũng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động diễn ra linh hoạt. Với đặc thù doanh nghiệp sản xuất nên lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) tổng số lao động. Đây là đội ngũ công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm chính.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của Công ty, Ban lãnh đạo luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thông qua chính sách lương hợp lý, các chính sách hỗ trợ người lao động khi nghỉ bệnh, thực hiện chi trả lương đúng hạn, các khoản phụ cấp vào các dịp lễ, tết…, khen thưởng cho

cá nhân hoặc tập thể làm việc có hiệu quả. Đồng thời đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ quản lý… để tạo ra nhiều hơn nữa lực lượng lao động lành nghề, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)