Giải pháp 3: Tổ chức bộ phận quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 98 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức bộ phận quản trị chuỗi cung ứng

3.3.3.1. Nội dung giải pháp

- Hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình là tối ưu, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Tuy nhiên, để quản trị chuỗi cung ứng cần phải có nguồn nhân lực am hiểu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng thực ra là công việc mà Công ty vẫn làm hàng ngày, từ mua nguyên liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường. Nhưng chuỗi cung ứng này phải được kết nối giữa các bộ phận một cách có hệ thống với chi phí thấp nhất. Có thể thấy, việc thay đổi nhận thức và cách thức quản lý chuỗi cung ứng là điều đầu tiên cần thực hiện. Điều này đòi hỏi tầm nhìn và năng lực của Ban quản trị. Để triển khai nguồn nhân lực cho quản trị chuỗi, đòi hỏi sự thay đổi rất lớn về tổ chức, về cách thức phối hợp giữa các phòng ban, cách chia sẻ thông tin và hoạch định chung.

- Ngoài ra, để quản trị tốt chuỗi cung ứng, Công ty cần phải chú trong đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên về chuỗi cung ứng, thường xuyên tạo điều kiện để nâng cao trình độ qua các khóa đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế về quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logistics và chuỗi cung ứng, các chương trình đào tạo về quản trị chuỗi cung ứng như CPIM (Certified in Production and Inventory Management – Chứng chỉ quản lý sản xuất và tồn kho), CPIM tập trung vào việc quản lí chuỗi cung ứng nội bộ, phù hợp với ngành sản xuất hoặc CSCP (Certified in Supply Chain Professional – Chứng chỉ chuyên viên Chuỗi cung ứng) để có thể tổng quan về toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu và những ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty có thể tổ chức các khóa học chuyên sâu về từng bộ phận của chuỗi như quản lý mua hàng, quản lý hàng tồn kho, quản lý công tác hậu cần chuỗi cung ứng, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp... để có thể nắm vững kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng, tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các bộ phận trong chuỗi, phương pháp điều phối hoạt động, quản lý rủi ro…

- Để hoạt động quản trị chuỗi cung ứng được diễn ra một cách đồng bộ và hiệu quả thì giữa các phòng ban chuyên môn về hoạch định nhu cầu, thu mua, sản xuất, kiểm tra chất lượng... phải phối hợp chặt chẽ và các nội dung về quản trị chuỗi trong nội bộ Công ty phải được phổ biến đến tất cả các đơn vị, các tổ và từ quản lý đến nhân

viên để quản trị chuỗi cung ứng trở thành nhiệm vụ và việc làm trong hoạt động hằng ngày của của tất cả các cá nhân và tổ chức trong Công ty. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, Ban quản trị phải tiến hành các kế hoạch kiểm tra cụ thể ở từng mắc xích trong từng hoạt động nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời những thiếu sót, để những thay đổi trong chiến lược chuỗi cung ứng phù hợp với định hướng phát triển và chiến lược của Công ty

3.3.3.2. Hiệu quả dự kiến

- Đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng công nhân có trách nhiệm cao, giỏi chuyên môn gắn bó với Công ty, có thể thích ứng tốt đối với môi trường kinh doanh và theo sát sự phát triển của Công ty.

- Nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng của người lao động và cải thiện được mối quan hệ giữa các cấp, tăng cường tinh thần đoàn kết phấn đấu cùng phát triển.

- Đẩy mạnh sự hợp tác và mối liên kết giữa các phòng ban, đảm bảo dòng chảy trên toàn chuỗi được liên tục và hoạt động của các mắc xích liên quan.

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)