Kênh thu mua nguyên liệu

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2. Kênh thu mua nguyên liệu

Hiện nay, cây điều được trồng chủ yếu tại các hộ gia đình hoặc vườn điều của nông dân. Đến mùa vụ, thương lái hoặc các đại lý sẽ trực tiếp đến mua tại các nhà vườn của nông dân. Nếu là điều tươi thì các đại lý hoặc thương lái sẽ tiến hành phơi khô rồi bán lại cho doanh nghiệp chế biến. Với từng loại hạt tươi hoặc đã qua phơi khô thì mỗi phương thức thu mua sẽ có mức giá khác nhau do chi phí bảo quản, phơi sấy, tỷ lệ hao hụt và giá cả được quyết định tùy theo thời điểm cũng như giá cả thị trường. Hai bên mua và bán sẽ căn cứ vào giá thị trường, chất lượng hạt hiện tại và thỏa thuận giữa hai bên để đi đến thống nhất một mức giá. Giá điều thô thường thay đổi theo từng lô hàng và thông thường, mỗi lần ra giá sẽ chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn (thường từ vài ngày đến 1 tuần).

Hình 2.3. Kênh thu mua nguyên liệu điều thô tại Công ty

(Nguồn: Công ty Cổ phần LAFOOCO)

Nguồn nguyên liệu có số lượng lớn thường được mua qua thương lái và đại lý rồi mới đến Công ty. Đây đều là những đối tượng quan trọng trong chuỗi cung ứng đầu vào, là cầu nối giữa nông dân với Công ty và thay mặt Công ty tìm nguồn hàng. Các thương lái và đại lý chiếm số lượng lớn trong ngành điều, có phương tiện vận chuyển đa dạng và thường đảm nhiệm luôn khâu phơi hạt. Họ rất linh động trong xác định giá cả, phương thức thanh toán cũng như những cách thức hỗ trợ nông dân. Đồng

Nông dân

trồng điều Thương lái Đại lý Công ty

thời, thương lái cũng là những người am hiểu mùa vụ thu hoạch điều của từng xã, huyện, những hộ gia đình có vườn trồng điều và có thể thu gom nguyên liệu từ các hộ sản xuất đơn lẻ ở vùng sâu, vùng xa cũng như am hiểu tâm lý người nông dân. Mặt khác, không chỉ riêng Công ty mà đa số các doanh nghiệp thu mua theo tiến độ hợp đồng, nghĩa là có hợp đồng mới tiến hành mua hạt điều về chế biến xuất khẩu chứ ít dự trữ vì chôn vốn và hạn chế trong điều kiện kho bãi. Trong khi đó, đa số nông dân thường giữ mối quan hệ lâu dài và thích bán điều tại vườn cho các thương lái hoặc đại lý, vì việc bán nguyên liệu cho các trung gian thường đơn giản, không phải chuẩn bị khâu vận chuyển, sân phơi cũng như hợp đồng mua bán và điều kiện thu mua của thương lái hoặc đại lý cũng linh động hơn cho nông dân và được thanh toán nhanh hơn để có thể trang trải nợ nần, trả tiền vật tư...

Tuy nhiên, việc thu mua nguyên liệu qua trung gian không chỉ làm tăng giá mà còn xuất hiện các vấn đề gian lận thương mại như trong hạt điều có trộn tạp chất, trộn bã trái điều hoặc ngâm nước hạt điều non… làm giảm chất lượng nguyên liệu. Từ đó, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong vấn đề mua bán gây ra các tình trạng phá giá, ép giá… nhất là vào những vụ điều trái mùa, gây thiệt hại cho cả Công ty lẫn nông dân trồng điều. Có thể thấy, thương lái cũng như đại lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu mua hạt điều cho người nông dân, giúp Công ty ổn định sản lượng sản xuất. Tuy nhiên, nếu không có thương lái, Công ty rất khó có đủ nguyên liệu cho đầu vào. Trong hoạt động kinh doanh ngành điều thì thương lái và đại lý có thể được xem là đối tượng ít bị rủi ro và hưởng lợi nhiều nhất, vì họ chỉ là khâu trung gian lưu chuyển hạt điều từ nông dân đến Công ty chế biến.

Mặc dù áp dụng quy trình công nghệ chế biến hiện đại nhưng tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong chế biến điều hiện nay ở nước ta vẫn còn ở mức cao. Trung bình để chế biến ra 1 tấn điều nhân các loại, phải cần đến 4 tấn điều thô. Trong 1 tấn điều thô

này còn loại ra từ 7 – 8% số lượng hạt không đảm bảo chất lượng. Nếu nguồn nguyên

liệu đầu vào không ổn định và giá mua vào cao thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động

sản xuất sản phẩm cũng như trong tiêu thụ. Có thể thấy, việc thiết lập một hệ thống thu

mua tới tận người nông dân trồng điều là điều cần thiết, không chỉ riêng cho Công ty mà cho đa số các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nhân điều chế biến. Vấn đề đặt ra ở đây cần phải có những giải pháp khắc phục những hạn chế trong mối liên kết này,

nhằm góp phần tạo sự ổn định trong tiêu thụ trên toàn chuỗi cung ứng. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mua nguyên liệu là bộ phận thu mua cung ứng phải do những nhân viên có năng lực, am hiểu thị trường và trung thực trong vấn đề thu mua đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)