7. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Giải pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
3.3.4.1. Nội dung giải pháp
- Sản phẩm của Công ty chủ yếu dành cho xuất khẩu. Chính vì vậy, Công ty không ngừng duy trì và thắt chặt mối quan hệ với những đối tác tại các thị trường truyền thống, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là cung ứng sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của đối tác. Một khi sản phẩm được nhiều đối tác và khách hàng chấp nhận, việc hợp tác kinh doanh lâu dài sẽ có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, Công ty cần tăng cường đánh giá phân tích nhu cầu và tiềm năng phát triển của các thị trường để có cơ sở lựa chọn và đề ra chính sách phù hợp với từng thị trường.
- Thiết lập tốt mối quan hệ với các tổ chức, các Hiệp hội ngành hàng sẽ giúp Công ty có được sự giới thiệu cũng như giúp đỡ, hỗ trợ thông tin liên quan đến thị trường mới, các quy chế mới đối với sản phẩm, từ đó có chính sách thích hợp cho việc mở rộng phát triển thị trường.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đối với thị trường, có thể cho sử dụng hàng mẫu, hội nghị khách hàng thường niên, tham gia hội chợ triển lãm... trong và ngoài nước về nông sản nói chung và hạt điều nói riêng. Đồng thời tham gia các hội thảo về kinh doanh của ngành điều nói chung hoặc tham gia đi
nghiên cứu thực tế thị trường với VINACAS để có cái nhìn chính xác hơn và có thể nắm bắt thông tin thị trường và giới thiệu sản phẩm của Công ty cũng như tìm kiếm đối tác kinh doanh.
- Tăng cường quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Internet, tạp chí chuyên ngành, website Công ty... Có thể gửi hình ảnh, mẫu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng và phối hợp với đối tác kinh doanh lâu năm cùng quảng bá thương hiệu sản phẩm trên nhiều phương tiện khác nhau, trên quan điểm chia sẻ quyền lợi. Duy trì mối quan hệ mật thiết và giữ uy tín với các khách hàng truyền thống để họ giới thiệu sản phẩm của Công ty với các khách hàng khác.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty để có những nhân viên am hiểu về nghiên cứu thị trường, làm nòng cốt cho các hoạt động bán hàng. Tăng cường đào tạo hay tuyển thêm nhân viên chuyên thực hiện việc nghiên cứu và xúc tiến xuất khẩu của Công ty.
3.3.4.2. Hiệu quả dự kiến
- Giúp Công ty giữ vững và gia tăng thị phần hiện có, đồng thời tối đa hóa khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường mới, đáp ứng được nhu cầu thị trường truyền thống lẫn thị trường tiềm năng. Đồng thời xác định được các yêu cầu của khách hàng trong quá trình sản xuất và xuất khẩu để hoạch định được chiến lược cho từng thị trường.
- Thông qua hoạt động xúc tiến xuất khẩu, Công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt các yêu cầu chất lượng, củng cố năng lực và gia tăng uy tín.
- Tạo cơ hội để Công ty quảng bá thương hiệu, giao lưu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy việc tiêu thụ và xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần vào sự phát triển chung của ngành chế biến xuất khẩu nhân điều.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Vận dụng kiến thức về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi trong chương 1 và tình hình thực tế trong quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều tại Công ty Cổ phần LAFOOCO trong chương 2, đồng thời dựa trên cơ sở những ưu điểm, hạn chế, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển của Công ty, chương 3 tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty. Các giải pháp này xoay quanh vấn đề gắn kết nguyên liệu đầu vào với sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh xuất khẩu. Với những giải pháp đề xuất trên hy vọng sẽ được Công ty xem xét, áp dụng nhằm xây dựng một hệ thống quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí và có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các khách hàng của Công ty.
KẾT LUẬN
Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nhân điều xuất khẩu. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới hiện nay thì việc xây dựng và ứng dụng một cách hiệu quả mô hình quản trị chuỗi cung ứng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít những thách thức để có thể kiểm soát và giảm thiểu chi phí trong hoạt động chuỗi, nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường cũng như kì vọng của khách hàng... Bởi trong tương lai, cạnh tranh sẽ không còn là giữa các doanh nghiệp với nhau mà là giữa các chuỗi cung ứng, vì vậy việc phát triển chuỗi cung ứng có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong lĩnh vực nông sản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải rất nỗ lực hết mình để có khả năng thay đổi cao nhất và toàn diện nhất bởi công tác quản trị chuỗi cung ứng nếu không được nghiên cứu một cách nghiêm túc sẽ rất khó ứng dụng vào thực tế.
Với lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Long An (LAFOOCO) đã có những đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu nhân điều và sự phát triển của ngành điều Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty vẫn còn khá sơ sài, đơn giản và nhiều hạn chế trong các khâu hoạt động, chưa thực sự được đầu tư phát triển nên vẫn chưa đạt đến mục tiêu tối ưu của mỗi chuỗi cung ứng. Để phát triển một cách bền vững thì Công ty cần có những bước đi thật vững chắc nên việc hoàn thiện nghiệp vụ trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh là việc làm thường xuyên và lâu dài. Do đó, xác định được những khó khăn trong hoạt động và định hướng giải pháp là điều mà Công ty hiện nay rất quan tâm, nên tác giả hy vọng đây sẽ là một đề tài được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu khai thác thêm. Chính vì vậy, với mong muốn góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần LAFOOCO, tác giả đã cố gắng thu thập, nghiên cứu các tài liệu có liên quan trong và ngoài nước để có kiến thức tổng quát về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, cùng với tình hình thực tế trong nghiên cứu thực
trạng tại Công ty để tìm hiểu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển chung của toàn Công ty.
Tuy nhiên, quản trị chuỗi cung ứng là một lĩnh vực có phạm vi ứng dụng rất lớn, nhưng tác giả đã cố gắng trình bày một cách đầy đủ và chính xác nhất cơ sở lý luận cũng như thực tiễn các hoạt động tại Công ty. Với hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu, trong suốt quá trình hoàn thành đề tài, những sơ suất và thiếu sót không thể tránh khỏi. Nhưng đề tài này cũng có thể là định hướng nghiên cứu phát triển thêm cho tác giả sau này cũng như những ai quan tâm đến vấn đề quản trị chuỗi cung ứng để phát huy tối đa những hiệu quả mang lại trong việc ứng dụng phù hợp vào tình hình thực tiễn mỗi doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nhân điều chế biến xuất khẩu nói riêng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Kim Anh, Quản trị chuỗi cung ứng, tài liệu học tập, Trường Đại học Mở bán công, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015), Quyết định số 579/QĐ-BNN-TT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015), Quyết định số 3993/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 5. Nguyễn Công Bình (2008), Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 6. Hứa Chung, “Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điều năm 2014 đạt mức kỷ
lục”, Thông tấn xã Việt Nam, đăng ngày 07/02/2015.
7. Nguyễn Duy Dũng (2013), Nghiên cứu công tác quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn The Light Nha Trang, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nha Trang. 8. Phương Lan, “Hiệp hội điều Việt Nam, Xuất khẩu nhân điều: Giữ vững vị thế”,
Báo Công thương, đăng ngày 20/03/2015.
9. Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự (2009), Quản trị chuỗi cung ứng – tài liệu học tập, Khoa kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.
10. Michael Hugos (2010), Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Michael Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Bùi Thị Minh Nguyệt (2007), Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ tại công ty Scavi, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
14. Nguyễn Xuân Tiến (2013), Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nha Trang.
15. Đoàn Thị Hồng Vân, Nguyễn Xuân Minh, Kim Ngọc Đạt (2011), Quản trị cung ứng, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
16. Sunil Chopra, Peter Meindl (2001), “Supply chain management: Strategy, planning and operation”, Prentice Hall.
17. Ganesham, Ran v& Terry P. Harrison (1995), An introduction to Supply Chain Management, Penn State University, The United States.
18. Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram (1998), Fundaments of Logictics Management, Irwin McGraw-Hill Publishing Co.; International edition, Boston MA.
19. John T. Mentzer, William DeWitt, W. K., James S. Keebler, Soonhong Min, Nancy W. Nix, Carlo D. Smith, Zach G. Zacharia, (2001), “Defining Supply Chain Management”, Journal of Business Logistics, Vol 22, No 2, pp. 1 - 25.
Các trang web có liên quan
20. http://agro.gov.vn/news/xc8_Dieu.htm 21. http://www.cashewinfo.com/ 22. http://gap.org.vn/Th%C6%B0vi%C3%AAnd%E1%BB%B1%C3%A1n/GlobalG APv%E1%BB%81%C4%90i%E1%BB%81u/tabid/722/Default.aspx 23. http://www.lafooco.vn/ 24. http://lacas.com.vn/introduce.aspx?id=1 25. http://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-VN/43/Default.aspx 26. http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx 27. http://supplychaininsight.vn/home/index.php