Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng

- Thực trạng của nền kinh tế thông qua các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái… có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với hoạt động chuỗi cung ứng. Bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố này sẽ làm mở rộng hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau và có thể thay đổi mục tiêu chiến lược toàn chuỗi.

- Sự gia tăng các rủi ro về thiên nhiên dẫn đến sự gia tăng của chi phí các yếu tố đầu vào làm cho các nhà quản trị chuỗi cung ứng gặp phải nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sự vận hành chuỗi cung ứng.

- Những quy định và luật lệ của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia ngày càng nhiều hơn khiến cho hoạt động thương mại quốc tế trở nên phức tạp. Sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ cũng như tình hình hợp tác quốc tế đã tạo ra những thách thức trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

- Nguồn lực về tài chính luôn là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và đứng vững của bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong hệ thống chuỗi cung ứng. Việc đảm bảo ổn định nguồn vốn giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục từ khâu đầu cho đến tiêu thụ sản phẩm.

- Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững cấu thành nên tổ chức và không thể thiếu trong sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động có hiệu quả.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin và gia tăng tương tác giữa các thành viên trong chuỗi sẽ giúp doanh nghiệp giảm tăng cường hiệu quả cũng như độ linh hoạt của mạng cung ứng, nhưng cũng tạo áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.

- Năng lực sản xuất chi phối rất lớn đến khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường bởi vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn đã dẫn đến hàng tồn kho ngày càng mau lỗi thời.

- Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và khắt khe hơn đã đặt ra thách thức cho chuỗi cung ứng của công ty phải nhanh hơn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường cũng như sự đa dạng trong sản phẩm để người tiêu dùng có thể lựa chọn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, cấu trúc, các thành phần và hoạt động chính của chuỗi cung ứng. Trong chương này cũng đã trình bày về lý thuyết quản quản trị chuỗi cung ứng, cũng như khẳng định mục tiêu và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp, đối với nền kinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng đã khái quát những nội dung chính trong mô hình SCOR và một số chỉ tiêu đánh giá cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng.

Tóm lại, trên cơ sở lý thuyết và những tiếp cận trong chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR với các nội dung chính bao gồm hoạch định, thu mua, sản xuất và phân phối đã được trình bày sẽ làm cơ sở để phân tích hoạt động quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại Công ty Cổ phần LAFOOCO trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CHẾ BIẾN NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an (Trang 31 - 34)