PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.1.1.3. Mục đích và hậu quả loại bỏ doanh nghiệp khác
Trong Luật Cạnh tranh 2004 có nêu rõ là bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, tức là có xét đến mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh cuả hành vi này như là điều kiện đủ để kết luận về sự vi phạm. Nh ưng xét theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì cơ sở duy nhất để kết luận có hành vi vi phạm xảy ra là giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành toàn bộ mà không cần xem xét yếu tố hậu quả và mục đích: “Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây…”. Rõ ràng, Nghị định không đề cập cũng như giải thích gì về dấu hiệu mục đích của hành vi. Đây là điều kiện đủ để có thể kết luận hành vi vi phạm, nên người viết phân tích thêm dấu hiệu mục đích ở dưới đây. Theo đó, một khi có hiện tượng bán sản phẩm thấp hơn giá thành toàn bộ thì đều bị suy đoán là có mục đích loại bỏ đối thủ (trừ các trường hợp miễn trừ). Xét trên thực tế, rất dễ nhầm lẫn giữa hành vi định giá mang tính cạnh tranh và hành vi định giá hủy diệt24. Hai hành vi này giống nhau về hình thức nhưng khác về bản chất. Hành vi định giá mang tính cạnh tranh không có mục đích loại bỏ các đối thủ cạnh tranh
24
Hành vi định giá mang tính cạnh tranh và hành vi định giá mang tính hủy diệt đều là hành vi định giá ở một mức thấp. Nhưng hành vi định giá mang tính cạnh tranh là hành vi định mức giá thấp để cạnh tranh lành mạnh. Còn hành vi định giá hủy diệt là hành vi định mức giá thấp hơn giá thành toàn bộ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
và không có hậu quả tăng giá xảy ra. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai hành vi này là rất mong manh.
Ta có thể xét bản chất của hành vi này qua bốn đặc điểm sau25:
Doanh nghiệp thực hiện hành vi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền nên có khả năng kiểm soát thị trường;
Giá cả thấp ở mức bất bình thường;
Doanh nghiệp có khả năng lấy lại những tổn thất trong tương lai;
Mục đích nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
Nhận xét rằng, nếu chỉ dựa vào hai trong số bốn tiêu chí trên theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP để kết luận có hành vi vi phạm là chưa toàn diện. Nếu doanh nghiệp không có khả năng bù đắp chi phí trong tương lai thì người gánh chịu tổn thất chính là doanh nghiệp thực hiện hành vi. Do đó, dù có thể loại bỏ được đối thủ cạnh tranh nhưng doanh nghiệp không thể kiểm soát khả năng gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng và tái gia nhập của những doanh nghiệp đã bị loại bỏ thì việc tăng giá trong tương lai là không thể. Khi đó, lợi ích thuộc về xã hội, nên không thể kết luận doanh nghiệp có thể hủy hoại cạnh tranh hay hạn chế cạnh tranh, mặc dù loại bỏ được đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Tuy nhiên, pháp luật cũng miễn trừ một số trường hợp mà có hiện tượng bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ mà không có mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Để được hưởng miễn trừ, doanh nghiệp phải niêm yết giá công khai, rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về việc hạ giá sản phẩm, mức giá cũ, mức giá mới và thời gian hạ giá. Các trường hợp được miễn trừ26:
Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;
Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng;
Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;
Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;
Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản
xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;
Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện
hành của pháp luật về giá.
25
Một số ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Cạnh tranh.
26