- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó Hành vi này làm cản trở sự phát triển công
2.1.4.2. Hành vi phân biệt đối xử tạo ra sự bất bình đẳng giữa các khách hàng.
Dấu hiệu này có hai điều kiện: các khách hàng của những giao dịch có điều kiện thương mại khác nhau phải là đối thủ cạnh tranh của nhau; sự phân biệt đối xử tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các khách hàng.
Xét ở điều kiện thứ nhất, ta thấy rằng doanh nghiệp vi phạm không xâm phạm đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà đang bóp méo cạnh tranh giữa các khách hàng của mình. Nên các khách hàng đang đề cập phải là đối thủ cạnh tranh của nhau. Doanh nghiệp biết hoặc cần phải biết họ là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường liên quan
thuộc nghành dưới. Cũng như Luật Cạnh tranh Canada49, pháp luật cạnh tranh Việt Nam không xem người tiêu dùng, hội từ thiện…là chủ thể kinh doanh nên mọi sự phân biệt đối với họ không chịu sự điều chỉnh của quy phạm này.
Xét điều kiện thứ hai, sự phân biệt đối xử của doanh nghiệp đã tạo ra tình trạng bất bình đẳng giữa các khách hàng. Tình trạng bất bình đẳng theo mô tả của Nghị định 116/2005/NĐ-CP là tình trạng một hoặc một số doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh có lợi
hơn so với doanh nghiệp khác. Theo đó, nếu doanh nghiệp dành những điều kiện thương
mại ưu đãi cho một hoặc một số khách hàng so với các khách hàng khác thì khách hàng được ưu đãi sẽ có lợi thế nhất định so với khách hàng còn lại. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đặt những điều kiện thương mại bất lợi cho những đối tượng khách hàng thì đã đặt họ ở tình trạng bất lợi hơn so với các khách hàng còn lại. Qua đó, bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi đã thể hiện rõ, doanh nghiệp đã dùng quyền lực thị trường của mình làm hạn chế cạnh tranh đối với thị trường ngành dưới.