Căn cứ xác định hành

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 32 - 34)

PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

2.1.1.2. Căn cứ xác định hành

Như đã nói trên, để xác định sự vi phạm của hành vi này chỉ dựa vào hình thức. Cụ thể, Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định:

Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây:

oChi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24

của Nghị định này hoặc giá mua hàng hóa để bán lại;

oChi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.

Căn cứ để xác định hành vi định giá nhằm loại bỏ đối thủ là: giá bán hàng hóa, dịch vụ và giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ đó.

 Xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ

Giá bán hàng hóa, dịch vụ là giá bán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đó. Tuy nhiên, quy định tưởng chừng đơn giản này lại có không ít vướng mắc. Trước hết, Luật và Nghị định hướng dẫn chưa hướng dẫn thế nào là giá bán thực tế của sản phẩm. Tức là, giá bán thực tế này là giá bán ở khâu nào của sản phẩm: giá bán lẻ hay giá bán cho nhà phân phối đầu tiên. Nếu một doanh nghiệp vừa trực tiếp bán lẻ, vừa bán cho đại lý thì chọn loại giá nào?

Do tính phức tạp của thị trường nên luật không thể đưa ra được khuôn mẫu chính xác cho tất cả các trường hợp. Điều này cũng có nghĩa, cơ quan thực thi sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình điều tra, nhưng tính chính xác của nó sẽ không được luật kiểm chứng. Ta có thể tham khảo thêm cách giải quyết vấn đề này như sau:

Để xác định mức giá thực tế dựa vào hai căn cứ: giá bán thực tế của doanh nghiệp bị điều tra và là mức giá áp dụng cho khách hàng trực tiếp giao dịch với họ22.

 Giá bán thực tế của doanh nghiệp bị điều tra. Để có tính chính xác nhất về thông tin điều tra thì không thể sử dụng mức giá của thị trường hay chỉ là mức giá giả định mà phải là giá bán thực của doanh nghiệp.

 Mức giá áp dụng cho khách hàng trực tiếp giao dịch với họ. Nếu doanh nghiệp chỉ bán lẻ thì áp dụng giá bán lẻ đó. Nếu doanh nghiệp chỉ giao dịch với các đại lý thì áp dụng giá đại lý đó. Hoặc một doanh nghiệp có thể vừa bán lẻ, vừa bán cho đại lý thì tính riêng từng mức giá mà không tính giá bình quân của các loại giá trên.

22

Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2006, tr.63.

Khó khăn thứ hai phải tính đến là thị trường không bao giờ đồng nhất. Trong một khu vực cần điều tra, có thể có những mức giá khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau của quá trình điều tra, hoặc sự khác biệt về giá giữa các tiểu vùng thị trường. Vì vậy, phải điều tra giá bán trên một khoảng không gian và thời gian hợp lý đủ để xác định được giá. Nhưng vẫn phải tính đến một mức giá bình quân cho sự chêch lệch trên. Mức giá bình quân này chưa nhận được sự quan tâm của nhà làm luật Việt Nam nên vấn đề này chỉ dựa vào phương pháp chuyên môn của cơ quan thực thi pháp luật.

 Xác định giá thành sản xuất toàn bộ

Giá thành sản xuất toàn bộ là mức giá cơ bản được cấu thành từ các chi cơ bản phát sinh trong quá trình sản xuất lưu thông…và được các doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình. Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là xác định được giá thành sản xuất toàn bộ thông qua chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP, giá thành toàn bộ là tổng các chi phí sau: chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc giá mua hàng hóa để bán lại; và chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ23.

Cơ sở để xác định chi phí cấu thành giá thành là sổ sách kế toán của doanh nghiệp và giá mua hàng hóa để bán lại là giá giao dịch trong các hợp đồng của doanh nghiệp và nhà cung cấp hàng hóa của họ. Nghị định liệt kê các loại chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ:

Chi phí vật tư trực tiếp: gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản

xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp.

Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân x ưởng,

bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp, ăn ca trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên.

Cùng với chi phí cấu thành cấu thành giá thành, chi phí lưu thông hàng hóa cũng là chi phí quan trọng quyết định giá thành sản xuất toàn bộ. Đây là loại chi phí có độ co giãn rất cao, do có nhiều yếu tố có thể tác động đến nó như: tính chất của hàng hóa, dịch vụ; tính chất chia cắt thị trường; phương tiện vận chuyển; khoảng cách giữa các vùng thị

23

trường…Loại chi phí này cũng được xác định dựa vào căn cứ kế toán của doanh nghiệp, bao gồm: tiền lương; các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng; hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới; tiếp thị; đóng gói; bao bì; vận chuyển; bảo quản; khấu hao tài sản cố định; vật liệu; dụng cụ, đồ dùng; bốc dỡ hàng hóa; dịch vụ mua ngoài; chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho nhân viên bán hàng theo quy định của pháp luật; chi lãi vay vốn kinh doanh; chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ; chi phí bảo hành sản phẩm; chi phí quảng cáo; các chi phí bằng tiền khác theo quy định của pháp luật.

Việc xác định giá thành toàn bộ chủ yếu dựa vào sổ sách kế toán. Vậy nên độ chính xác của những thông số trên phụ thuộc rất nhiều vào sự minh bạch, tính trung thực của hoạt động kế toán. Đây cũng là một trong những khó khăn của cơ quan thực thi pháp luật trong thực trạng hoạt động kế toán hiện nay.

Công việc cuối cùng sau khi có kết luận về hai loại giá trên là so sánh chúng:

Mức chêch lệch = Giá thành toàn bộ - Giá sản phẩm

Nếu kết quả là con số dương tức là có sự vi phạm xảy ra và ngược lại.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)