Hành vi áp đặt các điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 53 - 55)

- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó Hành vi này làm cản trở sự phát triển công

2.1.5. Hành vi áp đặt các điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

2.1.5.1. Đặc điểm

Khoản 5 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004 quy định cấm doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thực hiện hành vi áp đặt các điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Theo đó, Điều 30 Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn hành vi này như sau:

1. Áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc đặt điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:

a) Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung cứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;

b) Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;

c) Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b khoản này;

d) Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.

49

Stikeman Elliot, Luật cạnh tranh Canada và bình luận, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Bộ Công thương Việt Nam, 2004, tr.71.

2. Buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là hành vi gắn việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.

- Hành vi này phản ánh chiến lược phân phối có chủ đích v à mang tính áp đặt. Theo

đó, doanh nghiệp đã lạm dụng quyền lực thị trường để áp đặt những điều kiện gây bất lợi cho khách hàng hoặc những điều kiện khác nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình hoặc duy trì vị trí hiện có trên thị trường liên quan. Điều này thể hiện mối quan hệ dọc, bởi chủ thể của nó không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà là doanh nghiệp nghành trên và doanh nghiệp nghành dưới. Doanh nghiệp đã dùng quyền lực của mình để thực hiện chiến lược phân phối theo ý đồ của mình. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phân chia những vùng thị trường, hay loại khách hàng nhất định cho những nhà phân phối của mình để có mạng lưới phân phối thống nhất dễ kiểm soát.

- Nội dung của hành vi là những điều kiện ký kết hợp đồng hoặc những nghĩa vụ

không liên quan đến đối tượng của hợp đồng mà khách hàng buộc phải chấp nhận. Khi

xem xét dấu hiệu này cần xác định điều kiện ký kết hợp đồng và những điều khoản được xác định trong hợp đồng.

Điều kiện ký kết hợp đồng là những điều kiện được một bên trong giao dịch đặt ra cho một bên còn lại như là điều kiện tiên quyết để được ký kết hợp đồng. Đây hoàn toàn là quyền của doanh nghiệp trong việc lựa chọn những đối tác thích hợp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đưa ra những tiêu chuẩn nhất định để bảo đảm cho sản phẩm được tốt nhất. Thông thường, đó có thể là những tiêu chuẩn cho việc đấu thầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm…Vấn đề là quyền lựa chọn luôn có giới hạn của nó, một khi khách hàng của doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng yếu thế hơn. Ranh giới cho giới hạn đó là những điều kiện hay những nghĩa vụ được đặt ra phải liên quan đến đối tượng của hợp đồng. Những điều kiện ký kết hợp đồng không nằm trong hợp đồng mà có thể là công văn qua lại giữa các bên, những lời gợi ý mà các bên tự hiểu.

Các điều khoản trong hợp đồng là quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch. Nếu có sự chêch lệch phải là sự tự nguyện của các bên, nếu không pháp luật cạnh tranh sẽ điều chỉnh căn cứ dựa trên hợp đồng của các bên. Trong nội dung này thì hợp đồng đã được hình thành và nằm trong hợp đồng. Còn với điều kiện ký kết hợp đồng thì hợp đồng chưa được thực hiện và yêu cầu được đặt ra không có trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)