- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó Hành vi này làm cản trở sự phát triển công
2.1.6. Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mớ
2.1.6.1. Đặc điểm
Ngăn cản những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường luôn là những chiến lược quan trọng được các doanh nghiệp có quyền lực thị trường quan tâm. Ở các hành vi đã phân tích trước, trong mỗi hành vi đều có mang bản chất ngăn cản đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường. Hành vi ngăn cản đối thủ cạnh tranh mới mà Điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định là những hành vi đặc thù mà các doanh nghiệp sử dụng. Theo
đó, ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra
những rào cản sau đây:
o Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.
o Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận
phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới.
o Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị
trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Ta xem xét hành vi này với những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng hướng đến của hành vi là những đối thủ cạnh tranh mới. Đối thủ
cạnh tranh mới được các nhà luật học định nghĩa là những doanh nghiệp đang tìm cách tham gia thị trường liên quan60. Một vấn đề cần lưu ý là phải phân biệt đối thủ cạnh tranh
58
Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. NXB Tư Pháp, 2006, Hà Nội, tr.220.
59
Lê Hoàng Oanh, Bình luận khoa học luật cạnh tranh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.72.
60
Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr92.
mới với doanh nghiệp mới thành lập. Theo đó, thuật ngữ đối thủ cạnh tranh mới được pháp luật cạnh tranh đề cập mô tả những doanh nghiệp đang tìm cách tham gia thị trường liên quan nào đó. Các doanh nghiệp này có thể chưa thành lập theo pháp luật doanh nghiệp, nhưng cũng có thể đã thành lập rồi nhưng hoạt động ở thị trường liên quan khác, muốn tham gia thị trường liên quan của doanh nghiệp đang thực hiện hành vi. Còn doanh nghiệp mới thành lập dùng để chỉ doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục cần thiết được pháp luật thừa nhận sự tồn tại và hoạt động hợp pháp. Tóm lại, xác định đối thủ cạnh tranh mới không phải là xác định doanh nghiệp đã được thành lập hay chưa mà là xác định nhu cầu đầu tư mới trên thị trường liên quan. Xét theo câu chữ mà khoản 6 Điều 13 quy định thì rõ ràng thị trường liên quan mà doanh nghiệp đang nắm giữ quyền lực thị trường và thị trường sắp gia nhập của những đối thủ cạnh tranh mới l à một. Nhưng một vấn đề là có thể doanh nghiệp có quyền lực thị trường không tạo rào cản trên thị trường liên quan mà mình đang nắm giữ quyền lực mà lại tạo rào cản ở những thị trường liên quan khác mà doanh nghiệp có tham gia. Tức là, doanh nghiệp sử dụng lợi thế quyền lực thị trường ở thị trường liên quan này để hỗ trợ cho sự phát triển ở thị trường khác bằng các thủ đoạn giảm bớt áp lực cạnh tranh.
Một vấn đề khác nữa là làm sao xác định chính xác doanh nghiệp nào là đối thủ cạnh tranh mới. Bởi, nhu cầu đầu tư vẫn còn nằm ở dạng tiềm năng khó có thể xác định được. Có lẽ vì thế pháp luật cạnh tranh không đòi hỏi ở hành vi này phải có hậu quả thực tế xảy ra mới kết luận hành vi vi phạm, mà chỉ là sự suy đoán về khả năng ngăn cản sự gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng. Có một quy định đề cập đến khả năng đầu tư, theo đó,
khả năng thay thế về cung là khả năng của doanh nghiệp đang sản xuất, phân phối một hàng hóa, dịch vụ chuyển sang sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ khác trong một khoảng thời gian ngắn và không có sự tăng lên đáng kể về chi phí trong bối cảnh có sự tăng lên về giá của hàng hóa, dịch vụ khác đó61.
Thứ hai, mục đích của hành vi này là ngăn cản đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường. Mục đích của hành vi thể hiện bản chất hạn chế cạnh tranh. Doanh nghiệp cản trở doanh nghiệp khác gia nhập thị trường là ngăn chặn sự phát triển của cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp đạt được mục đích theo đuổi là duy trì hoặc mở rộng vị trí quyền lực của mình. Hành vi này không mang tính ép buộc, đe dọa, hay sự tác động trực tiếp để cản trở doanh nghiệp khác gia nhập thị trường, mà chỉ là dựng lên các rào cản để doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường phải xem xét và từ bỏ ý định của mình. Doanh nghiệp thiết lập rào cản bằng cách là sai lệch thông tin trên thị trường như yếu tố cung cầu, giá cả, hệ
61
thống phân phối…Các nhà đầu tư sẽ tính toán lại lợi ích kinh tế để cân nhắc việc tham gia thị trường.
Thứ ba, công cụ thực hiện sự ngăn chặn là các rào cản gia nhập thị trường. Khoa học
kinh tế cũng như khoa học pháp lý chia các rào cản gia nhập thị trường thành hai loại: rào cản cơ cấu và rào cản chiến lược62.
Rào cản cơ cấu là những nhân tố khách quan chi phối sự gia nhập thị trường của những doanh nghiệp tiềm năng, nó hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của những doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường. Rào cản đó là những điều kiện để tham gia thị trường, nếu doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện nhất định sẽ được tham gia thị trường mà không doanh nghiệp nào có thể ngăn chặn. Những rào cản có thể là những điều kiện nhờ tính quy mô, sự tồn tại phí chìm63…hoặc những quy định của pháp luật để bảo hộ những chủ thể kinh doạnh nhất định mà chủ thể khác không thể tham gia như: bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ những ngành thiết yếu của nền kinh tế quốc gia…Vị trí quyền lực của những doanh nghiệp này được bảo hộ như một lẽ đương nhiên ngay cả khi họ đang thu lợi nhuận độc quyền. Nhà nước không thể sử dụng pháp luật cạnh tranh để xóa bỏ vị trí quyền lực đó mà là sự hỗ trợ cần thiết để các doanh nghiệp khác có điều kiện gia nhập thị trường.
Rào cản chiến lược là hành vi chủ quan của doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, nhằm ngăn chặn sự gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Đây là hành động nhằm ngăn chặn sự thay đổi mức độ và tương quan trên thị trường cạnh tranh nếu có sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh mới. Ở một thị trường liên quan, nếu tồn tại liên kết của một số doanh nghiệp ngăn chặn sự nhập cuộc của những đối thủ mới thì pháp luật chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ được đem ra để điều chỉnh64. Ngược lại, nếu hành vi này không có sự thỏa thuận mà được dựng lên bởi các doanh nghiệp có quyền lực thị trường thì pháp luật chống lạm dụng sẽ điều chỉnh. Như vậy, ở hành vi này ta chỉ cần xem xét những loại rào cản chiến lược mà không cần bình luận về rào cản cơ cấu.
62
Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. NXB Tư Pháp, 2006, Hà Nội, tr.233.
63
Điều kiện nhờ tính quy mô diễn tả hiện tượng sản lượng tăng lên thì chi phí hoạt động giảm. Chi phí chìm được định nghĩa là chi phí đã xảy ra và không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết định nào trong hiện tại và tương lai. Bởi tính không thể thay đổi nên nó không phải là chi phí khác biệt. Từ điển Bách khoa toàn thư mở, http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_phí_chìm, truy cập ngày 10/3/2010.
64
Điều 8 Khoản 6 Luật Cạnh tranh 2004 quy định cấm các doanh nghiệp thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.