PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.1.2.2.2. Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
Khoản 2 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
o Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60
ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%;hoặc tăng nhiều lần với tổng mức
tăng vượt quá 5%so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;
o Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch
vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.
Dựa vào quy định trên, ta nhận dạng hành vi này qua các dấu hiệu sau:
28
David W. Peace, Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1999, tr.401.
29
Khoản 1 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP đã dẫn.
30
Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2006, tr.20.
Thứ nhất, hình thức của hành vi này là sự tăng giá sản phẩm trên thị trường liên quan. Theo đó, trong thời gian tối thiểu sáu mươi ngày liên tiếp, giá bán lẻ trung bình của hàng hóa tăng một lần vượt quá 5% (hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5%) trên thị trường liên quan so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó.
Thứ hai, sự tăng giá trên là điều bất hợp lý. Tức là, sự tăng giá xảy ra khi thị trường ở trong trạng thái bình thường. Theo Nghị định hướng dẫn, thị trường ở trong điều kiện bình thường khi thị trường cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp; không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá. Ngược lại, khi một trong hai điều kiện trên xảy ra thì không có sự vi phạm. Hai trường hợp trên là những tình huống bất thường làm cho thị trường thay đổi quan hệ cầu. Khi đó, cầu trên thị trường tăng đột biến vượt quá khả năng đáp ứng thị trường, hoặc sự tăng giá các yếu tố đầu vào của một sản phẩm nên việc tăng giá hàng hóa, dịch vụ là cần thiết, chính đáng và không phải là một hành vi lạm dụng. Trong những trường hợp này, Nhà nước dùng các công cụ khác như: định giá, điều tiết giá…để duy trì trật tự trên thị trường như trong trường hợp giá xăng dầu tăng đột biến vừa qua. Tính bất hợp lý thể hiện ở sự lạm dụng quyền lực thị tr ường để tăng giá mà không dựa trên sự bất ổn của thị trường.
Thứ ba, khách hàng phải gánh chịu thiệt hại. Mức giá tăng lên là thiệt hại mà khách
hàng phải gánh chịu. Ngoài ra, việc tăng giá những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu sẽ gây mất ổn định trong nền kinh tế như: gạo, xăng dầu, điện…
Như vậy, với Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì có hai điều kiện để chứng minh có sự vi phạm xảy ra:
o Doanh nghiệp bị điều tra có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền;
o Có sự tăng giá ở mức bất hợp lý trong điều kiện thị trường ổn định.
Khi có hai điều kiện này thì doanh nghiệp bị suy đoán là đã lạm dụng quyền lực thị trường của mình để áp đặt giá bán sản phẩm, trừ khi có sự chứng minh điều ngược lại. Vấn đề là, Nghị định điều chỉnh sự tăng giá bất hợp lý chứ không phải mức giá bất hợp lý mà Luật đã đề cập. Theo đó, nếu doanh nghiệp tăng giá dưới 5% thì không vi phạm dù trước khi tăng giá, giá bán đã bất hợp lý. Như vậy, Nghị định mô tả hành vi theo hướng khác với Luật Cạnh tranh. Rõ ràng, Nghị định đã bỏ qua vấn đề quan trọng nên cần sớm có sự điều chỉnh để phù hợp Luật.
Nghị định hướng dẫn chưa bao quát hết vấn đề Luật Cạnh tranh muốn đề cập đến. Bởi vậy, ta nên tham khảo thêm kinh nghiệm các nước về vấn đề này để sớm có hướng
giải quyết phù hợp. Theo đó, hành vi áp đặt giá bán lại một cách bất hợp lý được mô tả là hành vi ấn định mức giá cao một cách bất hợp lý. Đầu tiên, cơ quan điều tra cần xác định một “mức giá đúng”31 dựa trên chi phí sản xuất và tình hình thị trường. So sánh nó với giá bán thực tế. Nếu có sự chêch lệch cao so với mức giá đúng thì có dấu hiệu của sự vi phạm. Sự chêch lệch này có phải là điều bất hợp lý không? Và cuối cùng là tìm những lý do dẫn đến việc giá bán sản phẩm quá cao như chi phí tăng, nhu cầu tăng…Đến đây, thì cơ quan điều tra đã có thể kết luận doanh nghiệp đang nắm giữ quyền lực thị trường có lạm dụng hay không?32 Theo cách giải quyết này đã khắc phục được vấn đề ở trên mà Nghị định đang mắc phải. Nhưng việc xác định “mức giá đúng” cũng không phải là điều dễ dàng. Nó cũng gặp những khó khăn tương tự như việc xác định “giá thành toàn bộ” của hành vi trước. Thiết nghĩ, với sự điều chỉnh hiện tại của Nghị định là điều chỉnh khi có “hiện tượng tăng giá” tức là ở bề nổi mang tính chất tạm thời của sự việc, các nhà lập pháp nên nghiên cứu bổ sung trường hợp “ấn định mức giá cao một cách bất hợp lý” để phù hợp với Luật và thực tiễn, tránh trường hợp tạo ra lỗ hỏng pháp luật. Ở một khía cạnh khác, các nhà nghiên cứu chính sách cạnh tranh cho rằng, cơ quan cạnh tranh nên cẩn thận với việc điều tiết sâu vào quan hệ thị trường tránh lạm dụng hành vi này. Bởi, lợi nhuận thể hiện mục đích và động cơ kinh doanh nên việc điều chỉnh hành vi này có ảnh hưởng lớn đến mục đích kinh doanh của doanh nghiệp v à đó cũng là động cơ cho việc gia nhập hay rút khỏi thị trường.