cạnh tranh
cạnh tranh hạn chế cạnh tranh như đã trình bày ở trên. Qua đó, ta có thể nhận thấy hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để hạn chế cạnh tranh là những hành vi được Luật Cạnh tranh quy định; do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thực hiện; và hậu quả là làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.
1.3.2.2 Đặc điểm
Chủ thể thực hiện là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường liên quan.
Doanh nghiệp khi có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thì sức ép về cạnh tranh là rất ít thậm chí là không có. Lúc này, doanh nghiệp nắm trong tay quyền lực thị trường có khả năng chi phối đến giá cả hàng hóa mà họ tham gia mua bán, từ đó dễ dẫn đến hành vi bóc lột khách hàng của họ. Tuy nhiên, bản thân vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền l à không vi phạm pháp luật chống lạm dụng, nó chỉ vi phạm khi hành vi lạm dụng xảy ra. Hành vi lạm dụng xảy ra sau khi doanh nghiệp đã xác lập được vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Vì thế, Luật Cạnh tranh không nhằm loại bỏ vị trí thống lĩnh hay độc quyền mà chỉ loại bỏ hành vi lạm dụng. Khi xác định một nhóm doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng thì cơ quan điều tra cần lưu ý ở một điểm là: các doanh nghiệp cũng đều thực hiện hành vi giống nhau để hạn chế cạnh tranh nhưng phải xác định được là họ thỏa thuận với nhau hay không; nếu có là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dù đủ mức thị phần thống lĩnh.
Hành vi lạm dụng là những hành vi được Luật Cạnh tranh quy định:
Luật Cạnh tranh 2004 quy định 6 trường hợp tại Điều 13 cho trường hợp thống lĩnh và độc quyền, 2 trường hợp tại Điều 14 cho trường hợp độc quyền. Một hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền chỉ bị xem là lạm dụng khi nó mang đầy đủ dấu hiệu của hành vi nào đó mà Luật Cạnh tranh quy định là lạm dụng.
Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc làm giảm cạnh tranh trên thị trường liên quan.
Có thể thấy, doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng với mục đích duy trì, củng cố vị trí hiện có hoặc tận hưởng các lợi ích có được từ việc bóc lột khách hàng. Luật Cạnh tranh không tiếp cận hành vi ở góc độ mục đích mà là hậu quả của nó. Tuy nhiên, Luật lại