Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 65 - 70)

- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó Hành vi này làm cản trở sự phát triển công

2.2.2. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng

giao kết mà không có lý do chính đáng

Hành vi này được Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn tại Điều 33 như sau: Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện d ưới một trong các hình thức sau:

o Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đ ã giao kết mà không cần thông báo

trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.

o Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.

Với những quy định này, ta thấy rằng có hai dấu hiệu đặc trưng cho hành vi này đó là tính đơn phương và không có lý do chính đáng.

Thứ nhất, đây là hành vi đơn phương của doanh nghiệp độc quyền về việc thay đổi

hoặc hủy bỏ hợp đồng đã ký kết. Theo nguyên tắc của pháp luật hợp đồng, các bên đều có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc thỏa thuận, thay đổi hay chấm dứt hợp đồ ng. Hợp đồng thay đổi phải là kết quả của sự thỏa thuận của các bên67. Việc thay đổi hợp đồng một cách đơn phương thể hiện sự lạm dụng quyền lực thị trường tuyệt đối và không tôn trọng đối tác của mình, do đối tác của doanh nghiệp không thể hiện được ý chí của mình trong sự thay đổi đó cũng như không thể có biện pháp trừng phạt doanh nghiệp. Xét cụ thể hơn về trường hợp thay đổi hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng.

67

Khoản 1 Điều 423 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Đối với trường hợp thay đổi hợp đồng. Theo lý thuyết vè hợp đồng, sự thay đổi hợp đồng có hai loại: thay đổi nội dung của hợp đồng và thay đổi chủ thể của hợp đồng. Luật Cạnh tranh không quy định về vấn đề này nên bất kỳ sự thay đổi về chủ thể hoặc nội dung của hợp đồng đều xem xét hành vi vi phạm. Khi có sự thay đổi không xuất phát từ ý chí tự nguyện của đối tác doanh nghiệp là doanh nghiệp đang xâm phạm quyền bình đẳng và tự do trong hợp đồng. Ngoài ra, đó có thể là khó khăn lớn cho họ khi phải thực hiện những nghĩa vụ mà không phải lúc đầu họ đã giao kết; và nếu là sự thay đổi chủ thể thì có thể dẫn đến việc thay đổi năng lực thực hiện hợp đồng không theo ý chí của họ.

Đối với trường hợp hủy bỏ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng l à việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hoặc một phần nghĩa vụ hợp đồng. Hợp đồng bị hủy bỏ hợp pháp khi: các bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng khi việc thực hiện hợp đồng là không còn cần thiết; hoặc việc hủy bỏ hợp đồng như là một biện pháp chế tài cho việc một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng; hay xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng68. Việc không thực hiện tiếp hợp đồng chắc chắn sẽ gây cho đối tác của doanh nghiệp những thiệt hại lớn nh ưng họ không được bồi thường là một điều bất hợp lý. Vì tồn tại doanh nghiệp độc quyền nên nếu không được thực hiện hợp đồng thì khách hàng sẽ chẳng có doanh nghiệp nào khác thay thế cho việc thực hiện công việc của mình. Lúc này, điều kiện cho sự tồn tại trên thị trường được suy đoán sẽ chấp nhận bất kỳ điều kiện nào của doanh nghiệp độc quyền đó.

Thứ hai, doanh nghiệp độc quyền đã không có lý do chính đáng cho việc thay đổi, hủy bỏ hợp đồng. Lý do chính đáng mà Điều 14 khoản 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy định được Nghị định 116/2005/NĐ-CP chi tiết hóa thành những trường hợp cụ thể: không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào hoặc căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào. Hành vi đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng của doanh nghiệp bị xem xét vi phạm khi thỏa mãn điều kiện trên. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hủy bỏ hợp đồng mà thông báo với khách hàng và chịu mức bồi thường theo thỏa thuận hoặc tự xác nhận thì không vi phạm. Thế nhưng, nếu hành vi thông báo mang tính thông tin và mức bồi thường chỉ mang tính hình thức thì vẫn sẽ gây thiệt hại cho khách hàng nhưng pháp luật cạnh tranh không thể điều chỉnh. Qua đó có thể thấy rằng, dù Nghị định hướng dẫn đã cố gắng trong việc mô tả hành vi bằng các dấu hiệu cụ thể nhưng vẫn chưa làm rõ ý mà Luật Cạnh tranh 2004 quy định. Vì theo quy định của Luật có thể diễn tả: bất kỳ hành vi thay đổi hoặc hủy bỏ hợp

68

đồng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đều vi phạm pháp luật cạnh tranh trừ khi họ chứng minh được lý do chính đáng của mình. Theo hướng này thì Luật có phạm vi điều chỉnh rộng hơn Nghị định, như đã phân tích ở trên thì Nghị định vẫn còn nhiều lỗ hỏng cho các doanh nghiệp có thể lách luật.

Qua sáu năm thi hành Luật Cạnh tranh 2004, thực tế xét xử các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh chỉ có một vụ việc của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) và công ty cổ phần hàng không JESTAR PACIFIC AIRLINES (JPA hay PA). Tóm tắt vụ việc như sau:

Theo hồ sơ vụ việc cạnh tranh số KNCT-HCCT0004, thụ lý ngày 06/01/2009, Vinapco bị điều tra vì đã thực hiện hai hành vi hạn chế cạnh tranh theo Điều 14 Luật Cạnh tranh 2004 là áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. Doanh nghiệp bị áp đặt điều kiện bất lợi là JPA. Nói thêm rằng, vào thời điểm vụ việc xảy ra, trên thị trường vận chuyển hành khách bằng máy bay trong nước chỉ có Tổng công ty hàng không Việt Nam (VNA) và PA là cạnh tranh trực tiếp với nhau mà Vinapco là doanh nghiệp trực thuộc VNA. Vụ việc diễn ra trong quá trình hợp đồng mua bán nhiên liệu hàng không giữa Vinapco và PA (hợp đồng số 34/PA2008 ngày 31 tháng 12 năm 2007 giữa Vinapco và PA). Hai bên thỏa thuận mức phí cung ứng nhiên liệu là 593.000 đồng/tấn tại thời điểm ký kết. Nếu có xảy ra tranh chấp thì giải quyết thông qua thương lượng, nếu không thành sẽ giải quyết tại Tòa Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Ngoài ra, lý do duy nhất để Vinapco ngừng cung cấp xăng dầu khi PA chậm thanh toán quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bảng kê của Vinapco. Vào thời điểm đầu tháng 3 năm 2008, hai bên thỏa thuận lại mức phí mới do tình hình biến động giá xăng dầu thế giới nhưng thỏa thuận không thành. Vinapco gởi công văn số 512/XDHK-VPĐN gởi PA ngày 20/3/2008 thông báo mức phí mới: Từ ngày 1/4/2008, mức phí mới là 750.000 đồng/tấn; Từ ngày 1/7/2008 hai bên sẽ căn cứ vào giá nhiên liệu thế giới để điều chỉnh mức phí cung ứng cho phù hợp. PA công nhận mức phí mới, nhưng yêu cầu phải bình đẳng giữa các hãng hàng không nội địa, cụ thể là PA và VNA. Ngày 31/3/2008 Vinapco có công văn số 570/XDHK-KDXNK gửi PA thông báo ngừng tra nạp nhiên liệu JET A-1 cho mọi chuyến bay của PA từ 0h00 ngày1/4/2008. Ngày 2/4/2008 Vinapco có công văn số 597/XDHK-KDXNK gởi PA thông báo tiếp tục tra nạp nhiên

liệu JET A-1 cho tất cả các chuyến bay của PA từ 0h00 ngày 3/4/2008. Với hai hành vi vi phạm trên, Hội đồng cạnh tranh phân tích cấu thành hành vi của nó69:

Với hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền.

o Dấu hiệu thứ nhất cần chứng minh là Vinapco đã buộc PA chấp nhận vô điều

kiện những nghĩa vụ. Vinapco đã dừng thương lượng với PA bằng việc đơn phương đặt

thời hạn cuối cùng để PA chấp nhận mức phí mới và đe dọa trong những văn bản gởi đến PA buộc chấp nhận mức phí mới. Cụ thể, Vinapco ngừng cung cấp nhiên liệu cho PA trong ngày 1/4/2008.

o Dấu hiệu thứ hai là PA gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hội đồng cạnh tranh cho rằng mức giá mới 750.000 đồng/tấn là cao so với kết quả hiệp thương giá cung cấp xăng dầu hàng không do Bộ Tài Chính tổ chức là 725.000 đồng/tấn (theo công văn số 261/BT-BTC ngày 14/7/2008). Ngoài ra, việc ngừng cung cấp nhiên liệu dẫn đến việc các chuyến bay của PA trong thời gian này bị chậm hoặc hủy chuyến.

Với hành vi lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

o Vinapco có hành vi đơn phương hủy bỏ hợp đồng số 34/PA2008, do việc tự ý ngừng cung cấp nhiên liệu cho PA.

o Vinapco dựa vào một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng. Hội đồng cho rằng mức phí là yếu tố không liên quan trực tiếp đến hợp đồng, bởi chỉ có một trường hợp Vinapco có thể ngừng thực hiện hợp đồng đó là PA chậm thanh toán. Nhưng cho đến 1/4/2008 PA không hề chậm thanh toán với Vinapco.

o Vinapco không hề chịu một biện pháp chế tài nào. Đó là thừa nhận của Vinapco tại phiên điều trần vụ việc.

Ở hành vi vi phạm đầu tiên vẫn chưa đủ sức thuyết phục bằng hành vi thứ hai. Bởi, hành vi đầu chỉ thỏa mãn dấu hiệu thứ nhất là buộc chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ mà không thỏa mãn điều kiện gây khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Xét điều kiện thứ hai, ta thấy, hành vi ngừng cung cấp nhiên liệu của Vinapco là việc chấm dứt thực hiện hợp đồng không phải là hành vi gây khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng. Đánh giá việc tăng mức phí, PA thừa nhận việc tăng mức phí cung ứng khi chi phí thị trường tăng là hợp lý. Nên không thể gọi là khó khăn cho PA được. Như vây, hành vi này không thỏa mãn điều kiện thứ hai.

69

Cũng theo quyết định số 11/QĐ-HĐXL ngày 14/4/2009 của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Vinapco bị phạt với mức 0,05% doanh thu của công ty này trong năm 2007 (năm trước đó) và ba kiến nghị: tách Vinapco khỏi VNA; cấp giấy phép cho các doanh nghiệp khác cùng thực hiện chức năng cung cấp xăng dầu hàng không; tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước đối với dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không tại Việt Nam. Sau đó, ngày 26/6/2009, Hội đồng cạnh tranh đã ra quyết định giải quyết khiếu nại của Vinapco đối với quyết định trên. Theo quyết định mới này, cách tính phạt được thay đổi với mỗi hành vi là 0,025% (tổng mức phạt vẫn là 0,05%) và không chấp nhận kiến nghị tách Vinapco khỏi VNA.

Vụ việc trên mang lại một ý nghĩa rất lớn trong việc thực thi Luật Cạnh tranh. Vụ việc này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn cho việc thực thi pháp luật cạnh tranh. Trước đó, mặc dù khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh 2004 quy định sẽ điều chỉnh cả đối với các doanh nghiệp thuộc độc quyền nhà nước nhưng có rất nhiều ý kiến lo ngại là cơ quan quản lý cạnh tranh “không dám” thực thi nhiệm vụ của mình trước một doanh nghiệp nhà nước được bao bọc bởi các rào cản hành chính. Có thể thấy, Luật Cạnh tranh không có nhiệm vụ xóa bỏ độc quyền nhưng lại có nhiệm vụ xóa bỏ sự lạm dụng quyền lực thị trường để đem lại một môi trường ngày càng lành mạnh, từ đó có thể thu hút đầu tư tốt hơn. Kết quả xử lý vụ việc cho thấy sự quyết tâm xử lý của cơ quan thực thi còn non trẻ. Từ đó, cũng cảnh tỉnh những doanh nghiệp nắm giữ quyền lực thị trường phải nhận thức lại trách nhiệm của mình đối với thị trường và xã hội, và phải tôn trọng đối thủ của mình.

Với lực lượng điều tra còn hạn chế số lượng và kinh nghiệm nhưng đã thể hiện được bản lĩnh của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra đã phân tích rõ những ảnh hưởng của Vinapco đối với hoạt động kinh doanh của PA, những thiệt hại mà khách hàng phải gánh chịu. Ta xem xét bình luận của Hội đồng xử lý: “…Việc PA bị ngừng cung cấp nhiên liệu bay sẽ dẫn đến hậu quả là hủy bỏ cạnh tranh trên thị trường vận chuyển hành khách bằng máy bay. Vào thời điểm xung quanh tháng 4 năm 2008, chỉ có PA và VNA đang trực tiếp cạnh tranh trên thị trường vận chuyển hành khách bằng máy bay…”. Kết luận này cho thấy cơ quan cạnh tranh đã phân tích ảnh hưởng của một hành vi đến nhiều vùng thị trường liên quan. Qua đó, có thể thấy tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước không chỉ với một thị trường mà chúng đang hoạt động, điều này còn có thể chi phối đối với các thị trường nguồn nguyên liệu khác.

Việc xử lý vụ việc không phải là sự can thiệp của nhà nước vào các giao dịch dân sự, thương mại mà là xử lý một vụ việc có yếu tố lạm dụng quyền lực để hạn chế cạnh tranh. Vụ việc này chắc chắn sẽ tác động tới ý thức tự vệ của các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)