Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 37 - 38)

PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

2.1.2.2.1. Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Khoản 1 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện sau đây:

o Chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch

vụ đã mua trước đó;

o Không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán buôn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó.

Hành vi này có ba dấu hiệu nhận dạng:

Thứ nhất, hành vi này được thực hiện khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc quyền đóng vai trò là người mua. Với quyền lực thị trường, doanh nghiệp đã lợi dụng tình trạng thị trường khan hiếm về cầu đã áp đặt giá mua thấp hơn giá thành sản phẩm.

Thứ hai, hình thức của hành vi là giá mua bị ép xuống thấp hơn giá thành sản phẩm. Giá thành sản xuất gồm: chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung27. Nếu có hiện tượng người mua là người có quyền lực thị trường ép giá mua xuống thấp hơn giá thành sản phẩm thì đó là căn cứ quan trọng nhất trong ba căn cứ để xác định hành vi vi phạm. Hành vi này đã gây thiệt hại đến quy tắc công bằng của một

27

mức giá lành mạnh. Mức giá lành mạnh của một sản phẩm, nếu được định giá theo chi phí đầy đủ là tại bất kỳ sản lượng nào, giá của sản phẩm phải phản ánh chi phí đầy đủ của nó, là tổng của chi phí khả biến bình quân, chi phí cố định bình quân, và phần lợi nhuận ròng28. Mức giá bị ép là mức giá không phản ánh được quy tắc trên, và người bán là người chịu thiệt hại.

Thứ ba, hành vi này gây thiệt hại cho người bán. Người bán luôn muốn bán hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cao để thu lợi nhuận tối đa. Nếu họ bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm thì là một điều bất hợp lý. Lý giải cho điều này là vì họ đang ở thế yếu không thể lựa chọn người mua nên phải chấp nhận mức giá bán bất hợp lý và phải chịu thiệt hại. Thiệt hại mà họ phải gánh chịu là khoản chêch lệch giữa giá bán thực tế cho doanh nghiệp vi phạm và giá thành sản phẩm (không kể lãi). Đó cũng chính là khoản lợi nhuận do vị trí quyền lực thị trường đem lại.

Sự bất hợp lý của hành vi này được Nghị định giải thích là khi có hiện giá mua hàng hóa thấp hơn giá thành sản xuất trong điều kiện thị trường bình thường29. Trong thực tế thị trường có nhiều dạng ép giá như: ép giá nông sản vào cuối vụ mùa khi nông dân thu hoạch đồng loạt, thương lái ép giá gạo, ép giá hoa tươi vào cuối phiên chợ tết30…Hành vi này có hình thức giống như hành vi lạm dụng đang phân tích ở trên nhưng bản chất lại khác nhau. Hành vi ép giá này không dựa vào quyền lực thị trường mà chủ yếu dựa vào đặc tính của hàng hóa diễn ra sự mua bán.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)