PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.1.2.2.3. Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
Hành vi ấn định giá bán lại điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp thuộc nghành trên và doanh nghiệp thuộc nghành dưới33. Theo đó, doanh nghiệp thuộc nghành trên áp đặt một mức giá bán sản phẩm và buộc nghành dưới phải tuân thủ khi bán sản phẩm. Có nhiều cách thức ấn định giá bán lại: ấn định giá bán lại tối thiểu, ấn định giá bán lại tối đa, hoặc ấn định khung giá tối thiểu - tối đa, ấn định mức giá cố định, mức giá gợi ý…Đối với hành vi đề xuất giá bán lại cũng có thể xếp vào nhóm hành vi ấn định giá bán lại, nhưng thường không ảnh hưởng đến cạnh tranh. Bởi, nhà phân phối không có nghĩa vụ phải tuân thủ mức giá gợi ý. Hành vi ấn định giá bán lại còn được gọi là duy trì giá hay
31
Mức giá đúng là mức giá cấu thành sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất, chi phí phân phối, tiêu thụ sản phẩm và khoản lợi nhuận hợp lý.
32
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh, Bản dịch tiếng Việt của Hoàng Xuân Bắc, Bộ Công Thương, Hà Nội, 2004, tr.170.
33
Doanh nghiệp nghành trên chỉ doanh nghiệp là nhà sản xuất, nhà cung cấp gọi chung là nhà sản xuất, doanh nghiệp nghành dưới chỉ doanh nghiệp là nhà phân phối, nhà bán lẻ gọi chung là nhà phân phối.
hạn chế theo chiều dọc34. Nó là kết quả của sự áp đặt của nhà sản xuất đối với nhà phân phối. Đặc điểm này có thể giúp phân biệt với các thỏa thuận ấn định giá trong pháp luật chống thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh35. Theo đó, thỏa thuận ấn định giá là sự tự nguyện thỏa thuận giữa những doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau (cùng cấp độ kinh doanh). Hành vi ấn định giá bán lại không phải lúc nào cũng gây thiệt hại cho nền kinh tế mà nó có thể đem lại những lợi ích nhất định: đảm bảo sự thống nhất và ổn định giá trong phạm vi thị trường gần giống nhau, tránh tình trạng tiêu diệt lẫn nhau giữa các đối thủ trong cùng mạng lưới phân phối của doanh nghiệp, tránh tình trạng bán lỗ để thu hút khách hàng từ những nhà phân phối lớn…Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam không điều chỉnh hành vi ấn định giá bán lại tối đa mà chỉ điều chỉnh hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu. Khoản 3 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP đưa ra khái niệm: ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là việc khống chế không cho phép các nhà phân
phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước. Có thể thấy,
hành vi ấn định giá bán lại không phải lúc nào cũng vi phạm pháp luật cạnh tranh mà nó chỉ vi phạm khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đóng vai trò là nhà sản xuất, nhà cung cấp đang nắm trong tay quyền lực thị trường để có thể khống chế ý chí của các nhà phân phối bán lẻ thuộc nghành dưới. Nếu nhà phân phối bán lẻ có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để buộc nhà sản xuất phải định mức giá tối thiểu để hạn chế cạnh tranh thì luật cho rằng không vi phạm. Có lẽ, pháp luật cạnh tranh nên nghiên cứu trường hợp này để tránh không công bằng trong khi thực thi pháp luật.
Thứ hai, điều kiện về giá bán lại được ấn định ở mức tối thiểu. Theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn thì định giá tối thiểu là việc khống chế không cho phép nhà phân phối, nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước. Tức là, nhà phân phối chỉ được bán hàng hóa với mức giá cao hơn mức giá quy định mà không thể hạ giá sản phẩm. Hành vi ấn định mức giá tối thiểu được coi là nguy hiểm khi nó được cho rằng dễ dẫn đến việc thỏa thuận ngầm về giá giữa các nhà sản xuất hay giữa các nhà phân phối. Ngoài ra, ấn định giá bán lại tối thiểu cũng có thể bị lạm dụng bởi nhà SX-CC hay nhà PP-BL có vị trí thống lĩnh thị trường. Một nhà sản xuất có vị trí thống lĩnh thị trường có thể ấn định giá bán lại tối thiểu ở mức cao, đảm bảo một mức lợi nhuận lớn cho các
34
Chiều dọc thể hiện mối quan hệ giữa hai nhóm chủ thể kinh doanh hoạt động trên hai giai đoạn khác nhau của một chu trình kinh doanh: giai đoạn SX-CC và giai đoạn PP-BL.
35
nhà PP-BL và duy trì mức giá cao gây thiệt hại cho khách hàng. Từ đó, các nhà PP-BL này không có động lực để phân phối các nhãn hiệu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nhỏ của nhà sản xuất có vị trí thống lĩnh thị trường đó. Như vậy, các đối thủ cạnh tranh nhỏ, các nhà sản xuất mới gia nhập thị trường không thể thâm nhập vào kênh phân phối để bán sản phẩm của họ. Hành vi này cũng không cho phép các nhà phân phối bán lẻ cùng sản phẩm có cơ hội cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm. Tuy nhiên, tham khảo cách giải quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ, cho rằng hành vi này không phải lúc nào cũng dẫn đến tiêu cực trong cạnh tranh nên xét hành vi này có phải vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không dựa trên cơ sở lập luận hợp lý. Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu có thể thúc đẩy các nhà phân phối an tâm đầu tư các dịch vụ đi kèm sản phẩm, các dịch vụ khuyến mại để hỗ trợ nhà sản xuất trong quá trình cạnh tranh. Nếu một nhà sản xuất mới muốn gia nhập thị trường, thì việc ấn định mức giá tối thiểu hứa hẹn đem lại lợi nhuận cho nhà phân phối thì khuyến khích các nhà phân phối đầu tư cho sản phẩm36. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét các lợi ích cạnh tranh cũng như các ảnh hưởng tiêu cực để có kết luận về hành vi vi phạm. Một ví dụ đơn giản cho tính hợp lý của hành vi này là: nhà phân phối A để tiêu thụ được dòng xe mới X đã đầu tư các dịch vụ chăm sóc khách hàng như: cho lái thử xe, các dịch vụ hướng dẫn, quảng cáo…Tuy nhiên, khi quyết định mua xe X, khách hàng sẽ chọn nhà phân phối B, dù không có các dịch vụ như trên nhưng đổi lại họ bán xe với mức giá thấp hơn nhà phân phối A. Rõ ràng, mức giá tối thiểu sẽ hạn chế tình trạng trên và ở một khía cạnh nào đó cũng thể hiện được tính hợp lý của nó.
Thứ ba, hành vi này gây thiệt hại cho khách hàng. Luật xem dấu hiệu này như là dấu
hiệu căn bản để xác định có hay không sự vi phạm, nh ưng Nghị định không hướng dẫn về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là dấu hiệu hậu quả này đã xảy ra trên thực tế hay chỉ là sự giả định, suy đoán là sẽ xảy ra. Như đã phân tích, về dấu hiệu này ta xem xét đến khả năng chắc chắn “gây thiệt hại” là hợp lý hơn.
Thứ tư, điều kiện mang tính chất áp đặt. Nghị định 116/2005/NĐ-CP dùng cụm từ “khống chế không cho phép” để thể hiện tính áp đặt của nhà sản xuất có quyền lực thị trường đối với nhà phân phối. Vậy, một khi mức giá tối thiểu chỉ là sự gợi ý của nhà sản xuất thì không thể là sự vi phạm, bởi doanh nghiệp phân phối có thể không cần phải tuân theo mức giá đó mà vẫn có thể hạ giá sản phẩm. Vấn đề đặt ra là pháp luật cạnh tranh của
36
Nguyễn Thanh Tú, Hành vi ấn định giá bán lại theo pháp luật cạnh tranh, Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=340:hvagbltplct&catid=11 9:ctc20076&Itemid=110, truy cập ngày 12/12/2008.
chúng ta không quy định thế nào là “khống chế không cho phép”, những căn cứ để xác định sự áp đặt của doanh nghiệp sản xuất đối với doanh nghiệp phân phối? Bởi, mức giá tối thiểu có thể được các doanh nghiệp vi phạm giải thích chỉ là sự gợi ý. Ta có thể tham khảo các căn cứ để xác định sự áp đặt của pháp luật cạnh tranh Canada với ba căn cứ:
o Những lời đe dọa chấm dứt hợp đồng cung cấp sản phẩm nếu nhà phân phối không tuân theo mức giá đã định;
o Bối cảnh đưa ra đề xuất được coi là bằng chứng nếu sự áp đặt của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đối với nhà phân phối phải phụ thuộc vào nhà cung cấp đó trong hoàn cảnh hợp đồng dễ chấm dứt, cho dù không có bất cứ lời đe dọa rõ ràng nào về việc chấm dứt hợp đồng cung cấp;
o Cung cấp hoa hồng cho người phân phối nếu người phân phối chấp nhận tuân thủ mức giá tối thiểu được đưa ra37…
Đây cũng là một kinh nghiệm cho chúng ta nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới.