Thực trạng về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh và một số đề xuất hướng giải quyết.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 70 - 78)

- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó Hành vi này làm cản trở sự phát triển công

2.3. Thực trạng về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh và một số đề xuất hướng giải quyết.

hạn chế cạnh tranh và một số đề xuất hướng giải quyết.

Không thể phủ nhận vai trò của độc quyền nhà nước đối với nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển để đảm bảo điều phối chính sách kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Nhưng độc quyền vốn có đặc tính là tiềm ẩn sự trì trệ, thiếu năng động, dẫn đến chất lượng sản phẩm không liên tục nâng cao, giá cả đắt hơn thị trường có cạnh tranh, văn hóa và tư duy kinh doanh kém phát triển, điều này ít nhiều tồn tại trong nền kinh tế nước ta hiện nay70 với những nghành độc quyền như: điện, nước, viễn thông, đường sắt…Với tính hai mặt của nó, ngoài sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh thì rất cần sự hoàn thiện pháp luật ở từng lĩnh vực độc quyền để khống chế mặt tiêu cực của nó, như hoàn thiện pháp luật ngành điện, nghành viễn thông…Bởi, tuy đã có Luật Cạnh tranh nhưng nó vẫn còn quá mới, doanh nghiệp chưa quen với sự điều chỉnh của nó, thủ tục điều tra khá phức tạp và dài dòng nên không phải doanh nghiệp nào cũng muốn đâm đơn khiếu kiện. Việc điều tra, xử lý các vi phạm còn chậm do năng lực của Cơ quan Quản lý Cạnh tranh chưa mạnh, lực lượng điều tra viên còn mỏng, và với chế độ sổ sách, kế toán và thống kê hiện nay ở Việt Nam, không dễ để có thể tính toán và xác định thế nào là chiếm lĩnh thị phần, độc quyền hay lạm dụng vị trí thống lĩnh71. Nên dù có thể có những doanh nghiệp lạm dụng vị trí quyền lực, đặc biệt là doanh nghiệp độc quyền nhà nước, nhưng việc xử lý là rất hạn chế, vì thế rất cần sự hoàn thiện của các ngành pháp luật liên quan để nâng cao tính phòng ngừa sự lạm dụng của nó. Ngoài ra rất cần sự hoàn thiện của cơ quan thực thi pháp luật như là:

Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật cạnh tranh. Những doanh nghiệp vi phạm ngày càng có các hành vi tinh vi, khó phát hiện. Để đấu tranh lại những hành vi vi phạm đòi hỏi cao năng lực của cán bộ thực thi pháp luật. Có thể mở các khóa đào tạo chuyên nghành về pháp luật cạnh tranh, tạo điều kiện để cán bộ thực thi được học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước về việc điều tra các vụ việc cạnh tranh, tham gia các buổi hội thảo quốc tế về pháp luật cạnh tranh…

Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về pháp luật cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh được thực thi hiệu quả là nhờ vai trò rất lớn của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì thế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp,

70

Theo nhận xét của Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trương Quang Hoài Nam, Độc quyền tiềm ẩn sự trì trệ, http://vietbao.vn/Kinh-te/Doc-quyen-tiem-an-tri-tre/40015919/87, truy cập ngày 12/01/2004.

71

Lê Châu, Luật cạnh tranh khoanh tay nhìn độc quyền, http://vneconomy.vn/20090306095723894P0C5/luat-canh- tranh-khoanh-tay-nhin-doc-quyen.htm, truy cập ngày 6/3/2009.

người tiêu dùng là việc cần thiết. Việc tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện thông tin, các buổi hội thảo, thông qua vai trò của các hiệp hội…Sự tuyên truyền cũng cần có sự phối hợp nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan mới có thể đạt hiệu quả cao, lập nên các diễn đàn về cạnh tranh để có sự trao đổi giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và giới nghiên cứu, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đẩy mạnh công tác giám sát thị trường, trên cả phương diện giám sát chính sách và văn bản pháp quy, giám sát hoạt động cạnh tranh và các hành vi cạnh tranh trên thị trường. Cơ quan quản lý cạnh tranh cần thường xuyên xem xét đến các lĩnh vực có các doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Ngoài ra, còn phải chú ý đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể họ có thị phần thấp nhưng có tiềm lực mạnh, dễ khống chế thị trường. Cơ quan này có thể xây dựng một mạng lưới giám sát cạnh tranh trên toàn quốc bằng lực lượng chủ yếu là doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới báo chí…Từ đó, với những hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ được mạng lưới này thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý cạnh tranh điều tra.

Cơ quan quản lý cạnh tranh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tham vấn với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan điều tiết ngành và các cơ quan có liên quan và tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra, xét xử vụ việc cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh là những hành vi mang tính chất phức tạp, rất dễ nhầm lẫn giữa các hành vi hạn chế và hành vi lành mạnh. Vì thế, cơ quan này cần tư vấn cho các doanh nghiệp, hiệp hội những kiến thức vững về pháp luật cạnh tranh, để từ đó có những hành vi đúng đắn và lành mạnh. Có thể lập các kênh hướng dẫn về pháp luật cạnh tranh, cũng như nghiên cứu xuất bản những ấn phẩm có nội dung hướng dẫn cho các doanh nghiệp…Cần tăng cường hợp tác về cạnh tranh trong khu vực và quốc tế thông qua các hoạt động như: tham gia các khóa đào tạo quốc tế, đoàn công tác nước ngoài, các hội thảo, các diễn đàn để trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm giữa các cơ quan cạnh tranh của các nước.

Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh và hoàn thiện bộ máy, thể chế của cơ quan thực thi Luật cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh đã ra đời ở các nước phát triển cách đây một thế kỷ, tuy nhiên, nó chỉ mới ra đời ở nước ta cách đây một vài năm. Với sự non trẻ ấy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, những lỗ hỏng trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh tranh là yêu cầu cần thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc, để tạo môi trường lành mạnh thu hút đầu tư. Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện bộ máy của cơ quan cạnh tranh, còn nên nghiên cứu để nâng cao hơn nữa vị trí của cơ quan quản lý cạnh tranh. Nghĩa là, cơ quan

quản lý cạnh tranh là cơ quan độc lập, không trực thuộc Bộ Công thương như hiện nay để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả.

Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là tồn tại những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp có khả năng có vị trí quyền lực chủ yếu là doanh nghiệp lớn của nhà nước và những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như đã đề cập, điều đáng lo ngại là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể có mức thị phần thấp nhưng tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm cạnh tranh dồi dào có thể đẩy các doanh nghiệp Việt Nam từng bước ra khỏi thị trường. Nếu bằng chính năng lực của mình để chinh phục thị trường thì không có lý do gì pháp luật chống hạn chế cạnh tranh phải điều chỉnh các công ty này. Nhưng với kinh nghiệm cạnh tranh trên thương trường, các công ty này ngày càng có những hành vi hạn chế cạnh tranh tinh vi, khó bị phát hiện. Khi mới bước sang nền kinh tế thị trường, khi mà Luật Cạnh tranh chưa ra đời, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đóng cửa hoặc thu hẹp thị trường vì không chịu nổi sức ép cạnh tranh từ những công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh. Như những ví dụ đã đưa, Coca-cola và Pepsi ngày càng thay thế những doanh nghiệp Việt Nam như Tribeco, hay Unilever và P&G đang chiếm lĩnh thị trường thay cho Daso, Net…Với những chiêu thức như khuyến mại, bán hàng với giá thấp để loại bỏ đối thủ cạnh tranh và độc chiếm thị trường. Hoặc mua chuộc các nhà phân phối để họ chỉ bán sản phẩm của các công ty nước ngoài với mức hoa hồng cao với điều kiện không bán sản phẩm của các công ty trong nước. Hoặc các công ty nước ngoài liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp của Việt Nam. Thời gian đầu họ kinh doanh thua lỗ để loại bỏ đối tác Việt Nam, sau đó độc chiếm thị trường. Nhưng hành vi này không phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Kinh nghiệm cho thấy rằng, các doanh nghiệp nhỏ không bao giờ là đối thủ có thể cạnh tranh công bằng với những “anh lớn” và thường là những đối tượng của các hành vi hạn chế cạnh tranh. Các doanh nghiệp nhỏ tuy chiếm một số lượng lớn trong nền kinh tế hiện nay nhưng các doanh nghiệp này thường được hình thành tại nhiều khu vực kinh tế, các ngành khác nhau và các khu vực địa lý khác nhau nên cho dù với số lượng tương đối lớn nhưng loại hình doanh nghiệp này khó có thể hợp sức lại với nhau tạo nên lực lượng mạnh, họ rất mỏng manh và dễ bị tổn thương trước sức ép của cạnh tranh. Bên cạnh đó, với tính quy mô như thế thì cũng thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho họ so với các doanh nghiệp lớn. Vì thế, Luật Cạnh tranh là chỗ dựa cho các doanh nghiệp nhỏ trước sự hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, cũng cần có những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này để nâng cao tính cạnh tranh của nền sản xuất trong nước.

Trong một thị trường luôn luôn chuyển động, các hành vi phản cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp lớn ngày càng tinh vi, thì các doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ mình là điều trước khi cơ quan nhà nước vào cuộc. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, dù Luật Cạnh tranh đã ra đời vào những năm 2004 nhưng đến nay sự hiểu biết của các doanh nghiệp về nó là rất hạn chế. Với một đạo luật có vai trò rất lớn trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang từng bước hình thành, nhưng con số 70% doanh nghiệp Việt Nam không hề biết có sự tồn tại của đạo luật này là điều đáng ngạc nhiên, dù biết cũng chưa thật sự hiểu rõ về nó72.Lý do cho tình trạng trên là đa số các doanh nghiệp nhỏ của chúng ta thiếu chuyên gia có kiến thức về luật, không quan tâm đến vấn đề tìm hiểu pháp luật. Khi có hành vi vi phạm xảy ra doanh nghiệp ít tự bảo vệ được cho mình, cũng như không phối hợp với Cục quản lý Cạnh tranh điều tra vụ việc. Thực tế cũng xảy ra nhiều vụ việc hạn chế cạnh tranh như: vụ Hiệp hội Thép ra nghị quyết ấn định giá bán, vụ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất nâng mức phí bảo hiểm cho tất cả các đối tượng khách hàng, vụ doanh nghiệp cấu kết nâng giá thị trường thuốc tân dược, sữa…nhưng chỉ mới xử lý một vụ của Vinapco và Jestar Pacific Airlines như đã phân tích ở trên. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, vì họ chưa nhận thức đúng nên tâm lý của doanh nghiệp là ngại va chạm, ngại tham gia vào các vấn đề pháp lý, dẫn đến việc Luật Cạnh tranh không được sử dụng hiệu quả để bảo vệ các doanh nghiệp. Còn một trở ngại nữa khiến doanh nghiệp không khởi kiện mặc dù có thể biết doanh nghiệp khác đang vi phạm pháp luật cạnh tranh, đó là, phí khởi kiện cho một vụ việc hạn chế cạnh tranh là 100 triệu đồng đây là một con số tương đối lớn đối với một doanh nghiệp nhỏ. Nếu thắng kiện có thể họ sẽ mất đối tác làm ăn đang có quyền lực thị trường. Vì thế, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp để có thể bảo vệ mình trước sự hội nhập vào kinh tế quốc tế.

Như đã nêu, có thể độc quyền được hình thành bằng con đường bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ. Nhưng sự bảo hộ này có thể gây ra những khó khăn nhất định cho thị trường cạnh tranh. Mặc dù, Luật Cạnh tranh 2004 đã có những quy định để hạn chế quyền sử dụng độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP nhưng chỉ là một góc độ hẹp nhất định. Ta có thể tham khảo pháp luật cạnh tranh Canada để tìm hiểu thêm những khó khăn của thị trường và cách giải quyết để làm kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nước ta.

72

Sau một năm Luật Cạnh tranh có hiệu lực, theo số liệu điều tra của Cục Quản Lý Cạnh Tranh, Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, http://news.vibonline.com.vn/Home/xdpl/2009/10/5116.aspx, truy cập ngày 5/10/2009.

Theo đó, nếu quyền độc quyền được sử dụng do sự bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ dẫn đến:

o Làm hạn chế quá mức việc vận chuyển, sản xuất, chế tạo, cung cấp, lưu kho hoặc buôn bán bất cứ hàng hóa nào thuộc đối tượng của thương mại;

o Hạn chế hoặc gây tổn hại quá mức cho kinh doanh liên quan đến hàng hóa đó;

o Ngăn cản, hạn chế hoặc làm giảm quá mức việc sản xuất, chế tạo hàng hóa hoặc tăng giá bất hợp lý;

o Ngăn cản hoặc làm giảm quá mức cạnh tranh trong sản xuất, chế tạo, mua, đổi hàng, bán, vận chuyển hoặc cung cấp hàng hóa đó.

Để ngăn chặn việc sử dụng quyền độc quyền để gây những khó khăn trên, Tòa án có thẩm quyền Canada có thể ra những lệnh sau:

o Tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc một phần các thỏa thuận, sắp xếp hoặc giấy phép liên quan đến việc sử dụng này;

o Hạn chế thực hiện một hoặc tất cả các điều khoản của thỏa thuận, sắp xếp hoặc giấy phép;

o Chỉ đạo việc cấp giấy phép theo những văn bằng bảo hộ, bản quyền hoặc thiết kế mạch tích hợp đã đăng ký này cho các cá nhân và với những điều kiện mà Tòa án cho là phù hợp hoặc rút giấy phép nếu việc cấp giấy phép và bồi thường khác theo Điều này không có hiệu quả để ngăn ngừa việc sử dụng đó;

o Chỉ đạo hủy bỏ hoặc sửa đổi việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong Đăng bạ nhãn hiệu hàng hóa hoặc việc đăng ký một thiết kế mạch tích hợp trong Đăng bạ các thiết kế; và

o Chỉ đạo thực hiện những hành động mà Tòa án cho là cần thiết để ngăn cản việc sử dụng này73.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nên nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh để có thể tự bảo vệ mình và có những hành vi cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật; và kết hợp với cơ quan nhà nước sớm phát hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh tạo nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Việt Nam.

Trong các hành vi hạn chế cạnh tranh, như đã phân tích, không phải lúc nào cũng gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế, ở một khía cạnh nào đó nó có thể đem lại những lợi ích nhất định. Nguyên tắc tỷ lệ là một nguyên tắc phổ biến và được nghiên cứu nhiều ở các nước có pháp luật cạnh tranh phát triển. Thế nhưng, với Luật Cạnh tranh mới mẻ, các nhà lập pháp của chúng ta chưa nhắc đến nguyên tắc này. Nguyên tắc tỷ lệ được hiểu cơ

73

bản là nguyên tắc quan trọng để cân nhắc trước khi xử phạt một hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Đó là sự cân nhắc dựa trên các lợi ích kinh tế, xem xét hành vi ở mặt lợi và hại để tính toán một mức phạt hợp lý hay được miễn trừ. Nguyên tắc này cần được nghiên cứu nhiều và sâu hơn ở cả góc độ lý thuyết và kinh nghiệm thực thi của các nước, bởi nó có thể đem lại những lợi ích rất lớn: nguyên tắc này sẽ giúp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)