- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó Hành vi này làm cản trở sự phát triển công
2.1.5.2.1. Nhóm hành vi áp dặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ
mua, bán hàng hóa, dịch vụ
Nhóm hành vi áp đặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ là việc các doanh nghiệp có quyền lực thị trường áp đặt các điều kiện tiên quyết buộc các khách hàng phải chấp nhận trước khi ký kết hợp đồng. Theo Điều 30 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, nhóm này có các dạng hành vi vi phạm sau:
Thứ nhất, hành vi buộc doanh nghiệp khác trước khi ký kết hợp đồng phải hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực
tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý50. Ta xem xét
hành vi này thông qua các dấu hiệu:
Một là, khách hàng buộc phải cam kết sẽ hạn chế sản xuất, phân phối h àng hóa khác;
hạn chế mua, cung ứng dịch vụ khác. Trong hành vi này có hai sản phẩm được xem xét: sản phẩm là đối tượng trong hợp đồng và sản phẩm khác. Cả Luật Cạnh tranh và Nghị định hướng dẫn đều không khẳng định sản phẩm khác là sản phẩm cùng thị trường sản phẩm liên quan hay không. Nếu chúng là sản phẩm cùng thị trường sản phẩm liên quan, thì việc hạn chế của doanh nghiệp là việc làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường, gây khó khăn cho đối thủ trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu chúng không cùng thị trường sản phẩm liên quan, việc hạn chế đó có thể nhằm mục đích hỗ trợ cho doanh nghiệp trên thị trường liên quan khác mà doanh nghiệp đang hướng đến.
Hai là, khách hàng phải đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp để được ký kết hợp đồng. Dấu hiệu này cho thấy tính áp đặt của hành vi. Khách hàng bị buộc phải chấp nhận những điều kiện đó mà không có cơ hội lựa chọn khác nếu muốn ký kết được hợp đồng. Tính áp đặt khác với một lời đề nghị, với lời đề nghị thì khách hàng có quyền lựa chọn không tuân theo những điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra, luật không điều chỉnh một lời đề nghị trong trường hợp này, nhưng pháp luật phải đưa ra căn cứ cho tính áp đặt để phân biệt với lời đề nghị tránh doanh nghiệp ngụy biện những điều kiện áp đặt chỉ là lời đề nghị. Với pháp luật cạnh tranh Canada, hành vi này không chỉ bao gồm những điều kiện mà doanh nghiệp dùng quyền lực thị trường để buộc khách hàng tuân theo mà còn là những “điều kiện hay điều khoản ưu đãi hơn” để ngăn cản sự gia nhập hay mở rộng thị trường của các doanh nghiệp khác. Một yếu tố cấu thành hành vi vi phạm nữa là, hành vi
50
Pháp luật Canada gọi hành vi này là giao dịch độc quyền theo điều 77(1) Luật cạnh tranh Canada. Stikeman Elliot,
này phải là “một hành vi mang tính hệ thống” của giao dịch độc quyền51. Với những quy định này có thể là kinh nghiệm cho khoa học luật Việt Nam nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật cạnh tranh.
Ba là, có sự bất hợp lý trong hành vi vi phạm. Những điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý. Khảo sát pháp luật về đại lý, theo đó, đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao52. Cũng theo đó, đại lý có quyền giao kết hợp
đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý53 tùy theo nhu cầu và khả năng của mình.
Nghĩa là, doanh nghiệp là bên giao đại lý không có quyền chi phối bên đại lý trong việc giao kết hợp đồng đại lý với doanh nghiệp khác. Dù xét hình thức đại lý độc quyền thì ở đó, bên giao đại lý cũng không có quyền buộc bên nhận đại lý chỉ phân phối sản phẩm nhất định, mà theo đó, tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ
nhất định54. Rõ ràng, trong pháp luật Việt Nam không chấp nhận trường hợp bên giao đại
lý áp đặt việc hạn chế sản xuất hoặc phân phối sản phẩm khác mà không là sự tự nguyện của đại lý.
Bốn là, hành vi này tác động đến quan hệ cạnh tranh trên thị trường. Với việc hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm, doanh nghiệp đã làm đối thủ cạnh tranh gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, dù sản phẩm bị hạn chế có cùng thị trường sản phẩm liên quan với sản phẩm là đối tượng của hợp đồng hay không. Doanh nghiệp cố gắng tạo rào cản gia nhập thị trường hay việc mở rộng doanh số sản xuất của đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mất đi những nhà phân phối hiện có hoặc không thể gia nhập vào mạng lưới phân phối đó nên phải xây dựng mạng lưới phân phối khác. Điều này đã làm cho đối thủ cạnh tranh ở vị thế yếu hơn doanh nghiệp thêm một bậc nữa. Ngoài ra, hành vi này còn ảnh hưởng tới người tiêu dùng do không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu và lựa chọn tiêu dùng.
Nhắc đến hành vi này phải nhắc đến một vụ việc gây xôn xao dư luận ở năm 2004 khi Luật Cạnh tranh chưa ra đời, đó là Vụ án quán Cây Dừa, với hành vi ngăn cản gia
51
Stikeman Elliot, Luật cạnh tranh Canada và bình luận, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Bộ Công thương Việt Nam, 2004, tr.102 và điều 77(1) Luật Cạnh tranh Canada.
52
Điều 166 Luật Thương mại 2005.
53
Khoản 1 Điều 174 Luật Thương mại 2005.
54
nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới bằng hành vi hạn chế phân phối sản phẩm khác…Có thể tóm tắt vụ việc như sau:
Nhà máy bia Việt Nam ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm với các đại lý, trong đó có quán Cây Dừa. Theo hợp đồng, Nhà máy bia sẽ tài trợ cho quán Cây Dừa số tiền tài trợ đợt 1 là 170 triệu đồng. Đổi lại, Nhà máy bia sẽ được bán và quảng cáo độc quyền sản phẩm của mình tại quán và đương nhiên quán Cây Dừa không được bán hay quảng cáo các sản phẩm khác. Với hành vi này, Nhà máy bia Việt Nam đã cản trở việc gia nhập vào mạng lưới phân phối của các nhãn hiệu bia khác như Laser, San Miguel, BGI, Sài Gòn55…
Thứ hai, nhóm hành vi hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Là việc doanh
nghiệp là nhà cung cấp sản phẩm áp đặt cho nhà phân phối phải bán lại sản phẩm tại một
địa điểm nhất định, cho khách hàng nhất định, hoặc chỉ với một số lượng, hình thức nhất
định... Hành vi này xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh, mở rộng thị trường của các
nhà phân phối. Có thể thấy, sự phân chia thị trường ở hành vi này thể hiện mối quan hệ dọc giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Nhà sản xuất sẽ phân chia thị trường hay nhóm khách hàng cho nhà phân phối đảm nhận. Đây là căn cứ quan trọng để phân biệt hành vi này với hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tại khoản 2 Điều 8 Luật Cạnh tranh56. Đó là thỏa thuận ngang của những đối thủ cạnh tranh của nhau, họ thỏa thuận phân chia vùng thị trường hay nhóm khách hàng cho mỗi doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Hành vi phân chia thị trường cho khách hàng là việc phân chia thị trường theo lãnh thổ, phân chia thị trường theo nhóm khách hàng, phân chia thị trường theo số lượng, hình thức sản phẩm.
o Phân chia thị trường theo lãnh thổ là việc doanh nghiệp là nhà sản xuất phân định cho nhà phân phối những vùng thị trường nhất định, và nhà phân phối đảm bảo rằng không bán sản phẩm cho khách hàng ngoài khu vực thị trường đã được chỉ định sẳn. Thậm chí, không bán cho người có khả năng bán lại sản phẩm cho khách hàng ngoài khu vực trên.
55
Vụ án quán Cây Dừa, www.tuoitre.com.vn ngày 7, 8/4/2004 và http://vietbao.vn/Kinh-te/Vu-an-quan-Cay-Dua- Tat-ca-deu-thang/20154012/87/ ngày 25/5/2004.
56
Khoản 2 Điều 8 Luật Cạnh tranh quy định: “Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ”.
o Phân chia thị trường theo khách hàng là việc doanh nghiệp là nhà sản xuất sẽ chỉ định loại khách hàng nhất định để nhà phân phối chỉ bán cho khách hàng loại đó mà không được bán cho khách hàng loại khác.
o Phân chia thị trường theo số lượng, hình thức sản phẩm là việc nhà sản xuất sẽ
tùy vào khu vực thị trường, loại khách hàng mà cho phép nhà phân phối chỉ bán với một số lượng sản phẩm nhất định hay một hình thức sản phẩm nhất định.
Mới nhìn vào hành vi này sẽ thấy doanh nghiệp đang tự hạn chế khả năng mở rộng thị trường của mình, có thể làm giảm doanh số của chính mình. Nhưng đằng sau hình
thức tự hạn chế đó là rào cản gia nhập thị trường cho đối thủ cạnh tranh mới hay yếu hơn. Hệ thống phân phối thống nhất sẽ dễ dàng trở thành công cụ bóc lột giá hay những điều kiện có lợi cho doanh nghiệp.