- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó Hành vi này làm cản trở sự phát triển công
2.1.6.2.1. Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.
Khoản 1 Điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định cấm doanh nghiệp có quyền lực thị trường thực hiện hành vi yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ
cạnh tranh mới. Hành vi này còn gọi là chiến lược tẩy chay65. Hành vi này gây khó khăn
cho doanh nghiệp mới trong việc tiêu thụ sản phẩm hay tìm nguồn nguyên liệu đầu vào trong quá trình tìm hiểu thị trường. Từ những khó khăn đó, doanh nghiệp thực hiện hành vi mong muốn làm nản chí doanh nghiệp mới đầu tư vào thị trường liên quan của họ. Hành vi này được xem xét với những dấu hiệu cơ bản sau:
Thứ nhất, rào cản gia nhập là sự tẩy chay của khách hàng đối với doanh nghiệp tiềm
năng. Nói chung, những chiến lược ngăn cản đều không tạo ra sự đối đầu trực tiếp giữa doanh nghiệp thực hiện hành vi và doanh nghiệp tiềm năng. Nhưng nguy hiểm hơn, nó tạo ra sự liên kết đồng loạt “tẩy chay” doanh nghiệp mới. Những khó khăn mà doanh nghiệp mới gặp phải có thể là việc tìm nguồn nguyên liệu đầu vào hay tiêu thụ sản phẩm đầu ra… Những khó khăn trên không phải là nhỏ, nên doanh nghiệp mới sẽ phải cân nhắc việc có nên tham gia thị trường.
Thứ hai, sự tẩy chay được thực hiện bởi khách hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng, hành vi này có biểu hiện hình thức giống với hành vi giao dịch độc quyền66 đã nghiên cứu ở phần trước. Đó là, sự hạn chế của doanh nghiệp vi phạm với những đối tượng nhất định. Nhưng hai hành vi này khác nhau về đối tượng xâm hại và mức độ hạn chế. Theo đó, hành vi giao dịch độc quyền có đối tượng xâm hại là đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường, sự hạn chế mua hàng hóa, dịch vụ khác. Còn hành vi tẩy chay này có đối tượng hướng đến là đối thủ cạnh tranh tiềm năng, và có thể hạn chế đối với bất kỳ giao dịch nào, ở bất kỳ khâu nào trong quá trình sản xuất (khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào, khâu tiêu thụ sản phẩm…).
Thứba, rào cản này càng chắc chắn khi doanh nghiệp có vị trí quyền lực c àng lớn và thời gian thực hiện hợp đồng càng dài. Vị trí quyền lực sẽ tác động lớn đến tính hiệu quả của rào cản cũng như thời gian dài thì khả năng doanh nghiệp tiềm năng không thể giao dịch với khách hàng trong thời gian hợp đồng. Các yêu cầu có thể được đảm bảo bằng những lợi ích dành cho khách hàng hoặc sự trừng phạt nếu không thực hiện nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của rào cản này.
65
Theo cách gọi của Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. NXB Tư Pháp, 2006, Hà Nội, tr.248.
66