Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 30 - 32)

PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm

Có nhiều tên gọi khác nhau cho hành vi này như: hành vi ép giá, hành vi định giá mang tính cướp đoạt, bán phá giá độc quyền…

Tên của hành vi cũng chính là khái niệm của nó, theo đó, luật cấm doanh nghiệp thực hiện hành vi bán hàng hóa, dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Về hình thức, hành vi này được biểu hiện thông qua hiện tượng giá bán hàng hóa, dịch vụ được ấn định với mức giá bất bình thường là dưới giá thành toàn bộ. Ta so sánh giá bán của hàng hóa, dịch vụ và giá thành toàn bộ của nó, nếu giá bán thực tế của nó thấp hơn giá thành toàn bộ thì sự vi phạm xảy ra. Tham khảo Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005: kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị

trường nhằm mục đích sinh lợi. Ta thấy, mục đích chính của việc kinh doanh là đem lại

lợi nhuận, các doanh nghiệp luôn muốn tranh thủ được lợi nhuận tối đa có thể. Thế nhưng hành vi trên cho thấy bản chất phi kinh tế của nó. Doanh nghiệp chấp nhận lỗ hoặc hy sinh lợi nhuận, tức là doanh nghiệp muốn tạm hướng đến một mục đích khác. Mục đích đó là tăng dần sản lượng, tăng thị phần, và sẽ là lựa chọn của khách hàng khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.

Về mục đích, hành vi này nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Điều này thể hiện rõ bản chất lạm dụng kinh tế khác để duy trì mức giá phi kinh tế20. Giai đoạn này, khách hàng là người được hưởng lợi. Có nhiều quan điểm kinh tế học cho rằng, trong giai đoạn này,

20

Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh: Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà nội, 2001, trang 59.

mức giá dưới chi phí là không bị lên án. Nó bị lên án ở giai đoạn sau khi mà loại bỏ được đối thủ cạnh tranh giá cả sẽ tăng vọt. Sự nguy hiểm của hành vi này thể hiện ở hậu quả thay đổi tình trạng và cấu trúc thị trường hiện tại và tương lai gần, có thể tiến tới xác lập vị trí độc quyền hoặc củng cố vị trí hiện có. Khi các đối thủ cạnh tranh không thể duy trì mức giá phi kinh tế đó, đồng nghĩa với sự rút khỏi thị trường thì mặc nhiên doanh nghiệp được suy đoán là sẽ bóc lột khách hàng bằng cách tăng giá hoặc giảm sản lượng cung ứng để tác động đến giá.

Trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển đổi, nước ta chưa có nhiều doanh nghiệp có quyền lực thị trường từ quá trình tích lũy trong cạnh tranh. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc quyền chủ yếu là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh nghiệp này thường dựa vào quyền lực thị trường trên cơ sở một “mệnh lệnh hành chính” để thu lợi nhuận hay sử dụng cơ sở vật chất để gây khó khăn cho đối thủ mà không phải chấp nhận lỗ. Hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ để tiêu diệt đối thủ chủ yếu là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với thế lực tài chính hùng hậu, chúng thường chấp nhận lỗ trong thời gian đầu để chiếm lĩnh thị trường. Có thể lấy một điển hình tiêu biểu cho điều vừa nêu đó là cuộc chiến của Coca-Cola khi mới xâm nhập thị trường Việt Nam:

Khi mới bước vào thị trường Việt Nam, Coca-Cola và Pepsi đưa ra hàng loạt các

chiến thuật cạnh tranh quyết liệt như CocaCola giảm giá bằng cách tăng dung tích chai từ 207ml lên 300ml nhưng vẫn giữ nguyên giá 1.500 đồng; Pepsi đưa ra loại chai 500ml với giá 1.600 đồng. Trong khi đó, sản phẩm của Tribeco là chai dung tích 207ml với giá bán 1.100 đồng, chai Festi 200ml giá bán 2.200 đồng. Đến năm 1996, Công ty Coca-Cola Ngọc Hồi bán khuyến mại mua 3 két tặng 1 két hoặc mua 5 thùng tặng 1 thùng. Theo đó, Coca-Cola giảm đến 25% giá bán, trong khi mức thuế doanh thu cho mặt h àng nước ngọt là 8% cộng với thuế nhập khẩu hương liệu là 30% thì khó có thể xây dựng một giá thành sản xuất thấp hơn giá bán theo kiểu khuyến mại như trên. Các công ty nước ngọt Việt Nam dần bị thôn tín, riêng công ty Tribeco giảm dần sản lượng từ 30% đến 60% so với những năm trước. Sau thời gian chiếm lĩnh được thị trường, Coca-Cola tăng giá từ 17.000 đồng lên 46.000 đồng/két21.

Đây là một ví dụ tiêu biểu cho thị trường cạnh tranh tại Việt Nam và cũng thể hiện tầm quan trọng của pháp luật cạnh tranh hiện nay đối với nền kinh tế.

21

Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2006, tr.91 (ví dụ này được trích trong tài liệu của Ban soạn thảo Luật Cạnh tranh).

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)