Hành vi áp đặt các điều kiện khác nhau cho các giao dịch như nhau

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 49 - 52)

- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó Hành vi này làm cản trở sự phát triển công

2.1.4.1. Hành vi áp đặt các điều kiện khác nhau cho các giao dịch như nhau

Nghị định hướng dẫn mô tả các điều kiện thương mại khác nhau như: giá cả, điều kiện mua bán, điều kiện thanh toán…Luật sử dụng cụm từ “áp đặt điều kiện khác nhau” cho thấy nội hàm của hành vi này rộng, và có thể diễn tả được ý nghĩa của hành vi. Nhưng Nghị định lại sử dụng phương pháp liệt kê để thu hẹp nội hàm của hành vi mà Luật đã diễn tả. Ở hành vi này có một số nội dung ta tham khảo thêm luật các nước quy định theo xu hướng khác để làm rõ hơn bản chất của nó:

Có thể thấy rằng, loại giao dịch mà điều luật này điều chỉnh là tất cả các loại giao dịch như: hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê, ký gởi, ủy thác...Nói chung, loại giao dịch

nào có sự phân biệt đối xử từ phía doanh nghiệp có quyền lực thị tr ường đều bị điều chỉnh bởi điều luật này. Pháp luật cạnh tranh Canada giới hạn loại giao dịch cho hành vi phân biệt đối xử. Theo đó, chỉ những giao dịch mua bán hàng hóa mới chịu sự điều chỉnh này còn đối với giao dịch thuê, ký gởi thì cho dù có sự phân biệt cũng không coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh44.

Điều kiện thương mại bị phân biệt trong giao dịch trong pháp luật cạnh tranh Việt

Nam và một số nước trên thế giới bao gồm: giá, thời hạn thanh toán, chất lượng…được thể hiện thông qua hợp đồng thương mại. Điều kiện thương mại được đề cập trong pháp luật cạnh tranh Canada và Luật mẫu về cạnh tranh được giới hạn trong việc phân biệt đối xử về giá cả. Theo đó, sự phân biệt thể hiện ở chỗ người bán tính mức giá khác nhau tùy theo khách hàng mà không dựa vào sự chêch lệch chi phí45. Theo cách tiếp cận hẹp này đã làm hẹp khả năng điều chỉnh của luật và có thể bỏ sót một số trường hợp phân biệt đối xử về điều kiện thanh toán, phương thức giao nhận,…có thể làm ảnh hưởng đến giá bán lại của sản phẩm.

Sản phẩm được điều chỉnh có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ. Mặt khác, có thể thấy

dịch vụ là sản phẩm vô hình, nên để đưa ra một tiêu chuẩn cho sự “như nhau” của các giao dịch không phải là điều đơn giản. Có lẽ vì thế mà pháp luật cạnh tranh Canada chỉ xét hành vi phân biệt đối xử đối với hàng hóa, không liên quan đến bán dịch vụ46. Tuy nhiên, dịch vụ là nghành ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế47. Vì thế, nếu có sự phân biệt đối xử trong các giao dịch về dịch vụ thì có thể sẽ ảnh hưởng lớn sự phát triển kinh tế quốc gia và là một “lỗ hỏng” trong pháp luật cạnh tranh quốc gia.

Nhận xét rằng, pháp luật cạnh tranh của các nước trên thế giới quy định về vấn đề này có hai xu hướng rõ rệt. Với xu hướng cổ điển như pháp luật của Canada và Hoa Kỳ thì có phần hạn chế trong các quy định về phân biệt đối xử. Theo đó, có nhiều hành vi sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của pháp luật nhưng vẫn có ảnh hưởng đến trật tự cạnh tranh trên thị trường. Với xu hướng pháp luật cạnh tranh của các nước được ban hành gần đây như Việt Nam hay Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Trung Á thì các quy định có phần bao quát

44

Stikeman Elliot, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Bộ Công thương Việt Nam, Luật cạnh tranh Canada và bình luận, 2004, tr.69.

45

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh, Bản dịch tiếng Việt của Hoàng Xuân Bắc- Bộ Công Thương, Hà Nội, 2004, tr.171.

46

Stikeman Elliot, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Bộ Công thương Việt Nam, Luật cạnh tranh Canada và bình luận, 2004, tr.69.

47

Nghành dịch vụ hiện chiếm 40% GDP theo báo An Ninh Thủ Đô,

hơn, pháp luật cạnh tranh chống hành vi phân biệt đối xử có đối tượng điều chỉnh rộng hơn, hợp lý hơn và đảm bảo hiệu quả thực thi của pháp luật.

Xét về biểu hiện của hành vi áp đặt các điều kiện khác nhau cho các giao dịch như nhau, ta xét hai vấn đề là: thế nào là điều kiện khác nhau và thế nào là các giao dịch như nhau?

Một là, có sự khác nhau trong các điều kiện thương mại. Sự khác nhau có thể là giá

cả, phương thức thanh toán, điều kiện mua bán,…cho khách hàng trong các giao dịch tương tự nhau. Sự khác nhau này được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng. Trong nguyên tắc của pháp luật thương mại, các bên đều có quyền tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng. Các chủ thể trong hợp đồng có quyền đặt ra những điều kiện của mình để thảo luận đi đến việc ký kết hợp đồng. Nhưng quyền tự do này không được xâm phạm đến lợi ích của đối tác. Pháp luật cạnh tranh chỉ đ ược đặt ra để điều chỉnh khi doanh nghiệp đặt ra các điều kiện khác nhau cho các giao dịch như nhau. Khi đó, doanh nghiệp đã lạm dụng quyền lực thị trường của mình để tạo sự bất bình đẳng giữa các khách hàng của doanh nghiệp vi phạm.

Hai là, xác định sự như nhau của các giao dịch. Nghị định 116/2005/NĐ-CP xác định sự như nhau của các giao dịch dựa vào hai yếu tố: giá trị của sản phẩm và tính chất của sản phẩm. Nhận xét rằng, với cách tiếp cận của Nghị định hướng dẫn là hẹp và chưa hợp lý. Tham khảo kinh nghiệm các nước, đặc biệt là Canada48, để phân tích thêm vấn đề này. Theo đó, có ba căn cứ để xác định sự như nhau của sản phẩm: sự tương tự của sản phẩm trong các giao dịch; giá trị của các giao dịch là như nhau; thời điểm tiến hành giao dịch tương tự nhau.

 Tính tương tự của sản phẩm. Hai sản phẩm khác nhau sẽ đem đến sự khác nhau

về chi phí cấu thành và điều đương nhiên là giá của chúng sẽ khác nhau. Nói cách khác, hai đối tượng hợp đồng khác nhau sẽ dẫn đến các điều khoản trong hợp đồng khác nhau. Như vậy, để xác định sự tương tự của các giao dịch, điều đầu tiên là xác định tính tương tự của các sản phẩm đó. Sản phẩm được xem là tương tự nhau khi chúng có giá trị và tính chất giống nhau. Có thể thấy rằng, dựa trên hai yếu tố mà Nghị định hướng dẫn tiếp cận thì chỉ là một yếu tố để xác định sự tương tự của sản phẩm theo cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh các nước. Giá trị của sản phẩm được xem xét dựa trên thông số của doanh nghiệp mà cơ quan điều tra thu thập được. Nếu có sự chêch lệch, cơ quan cạnh tranh sẽ

48

Stikeman Elliot, Luật cạnh tranh Canada và bình luận, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Bộ Công thương Việt Nam, 2004, tr.70,71,72.

cân nhắc mức chêch lệch có thể chấp nhận được. Tính chất của sản phẩm được phân tích dựa trên các yếu tố lý hóa, công dụng của sản phẩm…Khó có thể đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể cho sự tương tự về tính chất của sản phẩm. Thông thường, cơ quan điều tra sẽ dựa vào tập quán ngành sản xuất sản phẩm đó, thị hiếu người tiêu dùng để xem xét.

 Giao dịch tương tự về giá trị. Nghị định hướng dẫn cho rằng giá trị của sản phẩm

là căn cứ để xác định sự tương tự của các giao dịch. Cách tiếp cận n ày chưa hợp lý. Trong thị trường, việc doanh nghiệp dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên là điều hợp lý. Với những giá trị hợp đồng nhất định thì bất kỳ khách hàng nào cũng được hưởng những ưu đãi như nhau là hành vi cạnh tranh lành mạnh và được khuyến khích. Theo đó, những hợp đồng có giá trị khác nhau (dù giá trị của sản phẩm đó giống nhau) sẽ có những ưu đãi khác nhau cũng được xem là không vi phạm pháp luật cạnh tranh Canada. Như vậy, để xác định sự tương tự giữa các giao dịch cần xác định tương tự của giá trị hợp đồng. Vấn đề là giá trị của hợp đồng có đòi hỏi phải ngang bằng nhau hay không? Vấn đề này được các nhà lập pháp Canada cho rằng vẫn chấp nhận có sự chêch lệch nhất định, nhưng nó vẫn chưa đủ làm thay đổi các điều kiện thương mại.

 Thời điểm xác lập các giao dịch.Đây cũng là dấu hiệu quan trọng để xem xét có

hay không sự phân biệt đối xử. Bởi, nếu những giao dịch được xác lập ở những thời điểm khác nhau với những điều kiện thị trường khác nhau thì sẽ khác nhau. Đó là sự khác nhau về tình hình biến động trên thị trường, quan hệ cung cầu, mức độ cạnh tranh, tình hình tài chính…kéo theo sự thay đổi về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu xem tính tương tự của sản phẩm và giá trị của hợp đồng là điều kiện cần thì thời gian tương tự là điều kiện đủ để kết luận về hành vi vi phạm. Thế nhưng, vấn đề này vẫn chưa được Luật Cạnh tranh và Nghị định hướng dẫn quan tâm. Thời gian muốn được nói đến ở đây không phải chỉ là “một điểm” mà còn xem xét ở “một khoảng” thời gian nhất định, nếu trong khoảng thời gian đó điều kiện thị trường chưa đủ sức làm thay đổi các điều kiện thương mại.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)