Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 45 - 46)

lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật; hoặc không có tình trạng khẩn cấp. Ở hành vi này, dấu hiệu hình thức là lượng cung ứng sản phẩm giảm so với trước đó. Cơ quan điều tra chỉ cần tiến hành điều tra số liệu được cung ứng trên thực tế và các số liệu trước khi có hiện tượng giảm mức cung xảy ra, so sánh hai kết quả này để xem xét có dấu hiệu vi phạm xảy ra hay không? Vấn đề là Nghị định hướng dẫn không quy định mức giảm cụ thể để kết luận về sự vi phạm. Có nghĩa là chỉ cần có sự giảm mức cung trong điều kiện thị trường bình thường là có thể kết luận doanh nghiệp đang nắm giữ quyền lực thị trường vi phạm pháp luật cạnh tranh. Vấn đề mà ta dễ thấy ở đây là nếu mức cắt, giảm hàng hóa là rất nhỏ chưa đủ tạo ra những thiệt hại lớn cho khách hàng cũng như những tác động đi kèm (biến động về giá,

40

Theo cách định nghĩa của Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn: Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Hà Nội, NXB Tư Pháp, 2006, tr.146.

bất bình đẳng trong cạnh tranh) cũng bị xem xét là hành vi vi phạm. Vấn đề này được Luật Cạnh tranh Canada trả lời khá rõ. Theo đó, để có thể kết luận về hành vi vi phạm thì điều kiện được đặt ra là khách hàng phải chịu mức thiệt hại đáng kể hoặc bị ngăn cản không được tiếp tục kinh doanh; lý do là không được cung cấp một lượng đủ sản phẩm và đương nhiên nó xuất phát từ hành vi hạn chế cạnh tranh. Xác định mức thiệt hại đáng kể mà khách hàng phải gánh chịu ta xem xét những điều kiện: sản phẩm đó có chiếm phần lớn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng đó không; có dễ dàng được thay thế bằng sản phẩm khác do khách hàng đó bán không; sử dụng năng lực để chuyển sang hoạt động khác hay không; hoặc có được sử dụng hoặc bán cùng với sản phẩm bổ sung không mà điều này sẽ gây một ảnh hưởng lớn đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Những điều kiện này sẽ chứng minh liệu khách hàng có “bị ảnh hưởng một cách đáng kể” hay không41.

Nếu việc cắt giảm mức cung xảy ra khi có biến động trên thị trường như: có biến động lớn về quan hệ cung cầu; có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; có sự cố lớn về kỹ thuật; hoặc có tình trạng khẩn cấp thì doanh nghiệp đương nhiên được xem là không vi phạm.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)