Nhóm hành vi buộc khách hàng mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 58 - 59)

- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó Hành vi này làm cản trở sự phát triển công

2.1.5.2.2. Nhóm hành vi buộc khách hàng mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là hành vi gắn việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng57. Có hai dấu hiệu để nhận biết hành vi này:

Một , cơ sở để xác định hành vi vi phạm là điều khoản trong hợp đồng. Với hành vi thứ nhất, cơ sở để xác định hành vi vi phạm là điều kiện trước khi ký kết hợp đồng nên chứng cứ sẽ không nằm trong hợp đồng. Hành vi này có nội dung ràng buộc nằm trong hợp đồng nên khi xem xét hành vi vi phạm có thể căn cứ vào bản hợp đồng mua, bán giữa các bên liên quan.

Hai , nội dung ràng buộc là khách hàng phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng. Hành vi này cho thấy, doanh nghiệp đã dùng quyền lực thị trường của mình xâm phạm đến nguyên tắc tự do mà pháp luật hợp đồng ghi nhận. Hai bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mình, nhưng việc một bên áp đặt ý chí của mình buộc bên kia phải chấp nhận là sự lạm dụng. Sự lạm dụng được thể hiện thông qua các giao dịch ràng buộc mà khách hàng phải chấp nhận. Thông thường, giao dịch ràng buộc đó được thực hiện nhằm thúc đẩy việc bán hàng tồn kho, hoặc bán những hàng hóa đang bị cạnh tranh mạnh mẽ từ những

57

sản phẩm thay thế khác58. Như vậy, hành vi này đã làm bóp méo cạnh tranh trên thị trường liên quan của sản phẩm bán kèm. Ngoài ra, sự ràng buộc còn là những nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng. Đây là quy định mở nên rất khó xác định ranh giới phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp vi phạm luôn có nhiều lý lẽ và sự tinh vi cho sự áp đặt của mình. Và cũng không có công thức nào có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp trong tất cả các nghành nghề nên cơ quan điều tra sẽ dựa vào từng tình huống cụ thể để xác định.

Ở nhóm hành vi này, ta tham khảo thêm một ví dụ điển hình việc bán kèm sản phẩm. Những năm 1947, công ty Internetional Salt là công ty sản xuất muối công nghiệp hàng đầu nước Mỹ. Công ty này buộc các nhà phân phối của mình khi mua sản phẩm phải thuê cả máy hòa muối của công ty. Hành động này đã bị Tòa án ở Mỹ buộc tội vi phạm pháp luật cạnh tranh thời đó59.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)