Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng.

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 43 - 45)

PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

2.1.3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng.

phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng.

2.1.3.1. Đặc điểm

Khoản 3 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004 quy định cấm doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền lạm dụng quyền lực thị trường để thực hiện hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng. Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định cụ thể:

1. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi:

a) Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật; hoặc không có tình trạng khẩn cấp;

b) Ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường;

c) Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường. 2. Giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi:

37

Stikeman Elliot, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Bộ Công thương Việt Nam, Luật cạnh tranh Canada và bình luận, 2004, tr.79-83.

a) Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định; b) Chỉ mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng đ ược những điều kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra.

3. Cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng là hành vi: a) Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng;

b) Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó.

Nhóm hành vi rất đa dạng về hình thức vi phạm, đối tượng xâm hại, cách thức xâm hại khác nhau, nên Luật Cạnh tranh 2004 không đưa ra khái niệm chung cho ba nhóm hành vi này. Ta có thể nhận dạng nhóm hành vi này qua các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, về mặt hình thức, doanh nghiệp thực hiện hành vi đã tự hạn chế khả năng

kinh doanh của mình so với nhu cầu của thị trường hoặc hạn chế khả năng phát triển của thị trường. Với dấu hiệu “tự hạn chế” cho phép phân biệt hành vi này với những áp đặt giới hạn thị trường, giới hạn cung ứng hàng hóa trong hành vi áp đặt cho khách hàng những điều kiện ký kết hợp đồng, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận những nghĩa

vụ không liên quan đến đối tượng của hợp đồng38. Hành vi chúng ta đang nghiên cứu nói

về tính tự giới hạn khả năng cung hoặc mức cầu làm thị trường trực tiếp của doanh nghiệp bị thu hẹp, xâm hại đến khách hàng trực tiếp của họ. Với hành vi áp đặt điều kiện, nghĩa vụ hợp đồng bất hợp lý là sự giới hạn mang tính ép buộc gây ra những hạn chế về thị trường của nhà phân phối, đối tượng bị xâm hại có thể là nhà phân phối, khách hàng của họ, hoặc đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp vi phạm. Doanh nghiệp có quyền lực thị trường nắm trong tay mức thị phần lớn có vai trò là nguồn cung hoặc cầu lớn nên bất kỳ sự thay đổi mức cung cầu đều ảnh hưởng đến thị trường. Hậu quả của hành vi này có thể dẫn đến sự biến động về giá sản phẩm. Với mục đích cuối cùng là làm biến động về giá, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau nh ư tác động trực tiếp lên giá39, tác động gián tiếp thông qua sự tự hạn chế mức cung cầu…

Thứ hai, hành vi gây thiệt hại cho khách hàng, nhóm hành vi này có khả năng xâm

phạm đến nhiều lợi ích khác nhau của khách hàng như: giá cả tăng cao, nhu cầu không được đáp ứng đầy đủ, các tiêu chuẩn chất lượng bị hạn chế…Cũng như các hành vi trước, Luật Cạnh tranh xem dấu hiệu “gây thiệt hại cho khách hàng” là dấu hiệu căn bản để xem

38

Khoản 5 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004.

39

xét hành vi vi phạm, nhưng Nghị định 116/2005/NĐ-CP lại không quy định dấu hiệu này. Theo đó, để kết luận có hành vi vi phạm xảy ra hay không chỉ có thể dựa vào dấu hiệu hình thức. Vấn đề thiệt hại mà khách hàng gánh chịu được suy đoán dựa vào dấu hiệu hình thức của hành vi.

2.1.3.2. Các nhóm hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)