Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định Theo đó, doanh nghiệp chia thị trường thành những khu vực khác nhau và chỉ cung

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 47 - 48)

định. Theo đó, doanh nghiệp chia thị trường thành những khu vực khác nhau và chỉ cung ứng hàng hóa cho những vùng thị trường đã chọn mà không cung ứng cho những khu vực còn lại. Hành vi này được áp dụng cho khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tự giới hạn thị trường thông qua nhà phân phối thì được điều chỉnh bởi khoản 5 Điều 13 Luật Cạnh tranh. Theo đó, doanh nghiệp buộc các nhà phân phối của họ chỉ cho phép nhà phân phối bán lại hàng hóa ở những địa điểm nhất định. Như vậy, doanh nghiệp đã gián tiếp giới hạn thị trường thông qua nhà phân phối, khi đó doanh nghiệp đã điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà phân phối và khách hàng của họ. Một vấn đề nữa là doanh nghiệp đã từ chối cung ứng hoặc thu hẹp phạm vi cung ứng hàng hóa, dịch vụ mà không có lý do chính đáng. Một số khu vực không được cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho dù có nhu cầu và điều kiện thị trường tại đó tương tự như điều kiện thị trường tại nơi khác, không tồn tại bất kỳ rào cản nào cho việc cung sản phẩm tại khu vực đó. Hậu quả là doanh nghiệp đã trực tiếp tạo ra sự mất cân đối cung cầu theo khu vực thị trường gây mất ổn định thị trường.

- Chỉ mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra. Trong hành vi này, doanh nghiệp đóng vai trò là người mua sản phẩm. Doanh nghiệp tự xác định một hoặc một số nguồn cung nhất định để giao dịch. Trên thị trường luôn có quy luật đào thải, theo đó, nếu một doanh nghiệp cung ứng sản phẩm n ào không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật thì không được giao dịch với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là điều khó tránh khỏi. Nhưng nếu doanh nghiệp cung ứng sản phẩm đã đáp ứng được những điều kiện thương

mại thông thường mà vẫn không được giao dịch với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm có quyền lực thị trường thì phải xem xét đến dấu hiệu “lạm dụng”.

2.1.3.2.3. Nhóm hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ

Trong thị trường, yếu tố kỹ thuật, công nghệ là yếu tố quan trọng tạo nên những lợi thế nhất định, bởi thế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn phát triển công nghệ sản xuất đem lại lợi nhuận và lợi thế thị trường cho mình. Trong môi trường có những doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền không chịu đầu tư phát triển kỹ thuật, công nghệ do họ không phải chịu sức ép từ cạnh tranh, có hai trường hợp xảy ra:

- Doanh nghiệp có quyền lực thị trường có đủ sức mạnh tài chính để phát triển kỹ thuật, công nghệ nhưng ỷ lại do không chịu sức ép từ cạnh tranh mà chỉ lo hưởng lợi nhuận độc quyền. Trường hợp này, doanh nghiệp không vi phạm pháp luật cạnh tranh. Với lợi nhuận độc quyền đó sẽ thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, thế độc quyền có thể bị phá vỡ, lúc này, cơ chế thị trường sẽ trừng phạt tính ỷ lại của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tạo ra các rào cản bằng hành vi hạn chế phát triển khoa học kỹ thuật. Theo đó, doanh nghiệp không những không đầu tư vào công nghệ sản xuất mà còn ngăn chặn các khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế. Mục đích của doanh nghiệp là không muốn bất kỳ doanh nghiệp nào có lợi thế về kỹ thuật công nghệ hơn họ. Hậu quả không chỉ gây ra những cản trở trên thị trường mà còn ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội. Hành vi này được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh.

Hành vi này có các dạng vi phạm cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh ở việt nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)