ở đây là sự kiểm tra, đánh giá về đạo đức môi trường.
Đạo đức môi trường là một hệ thống các giá trị (kiến thức, thái độ và tình cảm, hành vi và kỹ năng) mà con người đối xử với con người và con người đối xử với thiên nhiên. Do đó việc kiểm tra, đánh giá cũng phải thông qua hoạt động và trong từng hoạt động.
1.4.7. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong công tác giáo dục môitrường trường
1.4.7.1. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
CSVC và phương tiện giáo dục là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng dạy - học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác nhau để đạt được mục đích; nó có tác động nhất định đến quá trình dạy học; nếu CSVC tốt sẽ tạo môi trường thoải mái cho cả người dạy và người học.
CSVC, TBDH là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình GDMT và chỉ được phát huy có hiệu quả khi nó thật sự trở thành một nhân tố của quá trình đó.
Quản lý điều kiện CSVC và TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH nhằm phục vụ đắc lực cho công tác GDMT.
CSVC và TBDH là điều kiện tiên quyết để nhà trường triển khai các hoạt động, là điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý CSVC, TBGD bao hàm cả việc đầu tư và mua sắm, bảo quản và khai thác sử dụng.
Do CSVC và TBDH là một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế - giáo dục vừa mang đặc tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý cần tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học và quản lý chuyên ngành giáo dục.
1.4.7.2. Tài chính
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và giao thực hiện để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.
Nguồn tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước là tất cả những yếu tố về nguồn vốn tiền tệ mà Nhà nước cho phép các trường được huy động trực tiếp trong khuôn khổ thực hiện xã hội hoá nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho trường và được sử dụng theo chế độ quy định để thực hiện mục tiêu của nhà trường.
Cùng với ngân sách của Nhà nước đầu tư, cần huy động sự đóng góp của các tổ chức, của gia đình và của cộng đồng thông qua việc ủng hộ kinh phí, hổ trợ phương tiện hay tham gia tổ chức các hoạt động GDMT.
Đồng thời cũng nên tạo kinh phí từ hoạt động BVMT của các em để tổ chức GDMT.
Tiểu kết Chương 1
Môi trường và BVMT trở thành vấn đề thời sự cấp bách của các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, biện pháp tích cực để BVMT và bảo đảm sự phát triển bên vững, trong đó đã xác định đúng đắn vai trò của công tác GDMT. Nhờ vậy, công tác GDMT cho HS các cấp học phổ thông không chỉ là những chủ trương chung, mà còn là hoạt động cụ thể của nhà trường, gia đình, xã hội và trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận cho thấy, quản lý giáo dục vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi CBQL phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Quản lý công tác GDMT cho HS các trường THPT là một hoạt động hết sức quan trọng, góp phần đào tạo một cách toàn diện cho thế hệ trẻ, để đạt được kết quả trước mắt và cả lợi ích lâu dài, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Chương 1 của Luận văn cũng đã làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài như: Môi trường, GDMT, quản lý, QLGD, quản lý công tác GDMT…; các vấn đề về GDMT ở trường THPT. Trong đó, trình bày được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDMT, cũng như đã xác định rõ nội dung quản lý công tác GDMT của CBQL trường THPT bao gồm: Quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, quản lý hoạt động GDMT thông qua hoạt động NGLL và thực hiện công tác quản lý theo các thành tố của công tác GDMT.