Thực trạng về môi trường trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 40 - 41)

ĐỊNH 2.1 Khái quát về quá trình khảo sát

2.2.3.Thực trạng về môi trường trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Do phần lớn địa hình là đồi núi xem kẽ đồng bằng nên dân cư chủ yếu tập trung sinh sống ở đồng bằng và ven các sông. Nên mật độ dân số có sự mất cân bằng giữa các khu vực và đồng bằng; ở một số xã dân số tập trung đông như: Ân Thanh, Ân Nghĩa, Ân Tường Tây, thị trấn Tăng Bạt Hổ... Nhưng các xã vùng cao có mật độ dân cư thưa thớt như Bok Tới, Đăk Mang, Ân Sơn...

Vì những đặc thù trên nên ở những khu vực đông dân cư đã xảy ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chất thải trong sinh hoạt, trong chăn nuôi, trong trồng trọt, trong các cơ sở sản xuất thải trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý.

Dù trên địa bàn chưa có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nên vấn đề ô nhiễm công nghiệp chưa đến mức báo động, tuy nhiên, vì đặc thù riêng của huyện sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, nên trên địa bàn huyện có rất nhiều trang trại, gia trại nuôi gia súc, gia cầm... trong những năm qua, chất thải chăn nuôi, bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, nhất là xác gia súc, gia cầm chết, người dân vứt bừa bãi ra môi trường, dọc các tuyến

đường vắng, ao, hồ, bờ sông, bìa rừng... đã gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường ở Hoài Ân và ở một số huyện lân cận.

Qua quan sát trên địa bàn huyện, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng ngày càng nhanh của nguy cơ ô nhiễm môi trường ở Hoài Ân. Dọc trên các tuyến đường liên huyện, liên xã chúng tôi quan sát thấy nhiều bãi rác tự phát do dân cư xả bừa bãi mà không được xử lý: khu vực cầu Phong Thạnh, cầu Lò Rèn (thị trấn Tăng Bạt Hổ); các khoảnh đất trống dọc tỉnh lộ 630 - từ xã Ân Tường Tây đi thị trấn Tăng Bạt Hổ; khu vực đèo Cây Cốc từ xã Ân Phong đi xã Ân Tường Đông; khu vực lòng sông Kim Sơn, Truông Gò Bông (xã Ân Tường Tây); khu vực cầu Phú Xuân, cầu Bằng Lăng (xã Ân Hữu)... Chính tình trạng

ô nhiễm này đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dân cư nơi đây. Thực trạng trên bắt nguồn tư một số nguyên nhân sau:

- Hiện nay, huyện chưa có bãi xử lý rác thải tập trung, hệ thống thu gom và xử lý rác thải ở các khu dân cư chưa được đầu tư nghiêm túc, ngoại trừ khu vực thị trấn, còn lại ở các xã đều phó mặc việc xử lý rác thải cho các hộ gia đình.

- Chính quyền các xã chưa kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm những tổ chức và cá nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Ý thức thu gom và xử lý rác thải của người dân chưa tốt, chưa có thái độ rõ ràng với những hành vi hủy hoại môi trường, chưa ý thức hết tác hại của ô nhiễm nên thờ ơ với nạn ô nhiễm, chấp nhận sống chung với ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 40 - 41)