Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS và phụ huynh HS là biện pháp tiền đề, cơ bản của công tác GDMT và quản lý công tác GDMT cho HS các trường THPT. Bởi vì, nếu có sự thống nhất trong tư tưởng và có nhận thức đúng thì mới giúp các đối tượng tham gia công tác GDMT và quản lý công tác GDMT thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thực tế cho thấy, GV là những người trực tiếp quản lý, giảng dạy và giáo dục HS, có ảnh hưởng đến nhận thức, giúp HS hình thành và phát triển nhân cách. Nếu vai trò của GV có tầm quan trọng trong các hoạt động giáo dục thì vai trò của CBQL lại càng quan trọng hơn. Vì vai trò của CBQL ở các nhà trường là định hướng từ việc giáo dục nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện đến việc giám sát kiểm tra, đánh giá cán bộ, GV và HS trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Vì thế nếu CBQL và GV nhận thức đầy đủ, đúng đắn và quyết tâm hành động một cách đồng bộ thì hoạt động giáo dục nói chung và GDMT nói riêng sẽ đem lại hiệu quả cao.

là: GDMT thông qua hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép và GDMT thông qua hoạt động NGLL. Hai hoạt động này song song diễn ra hằng ngày trong hoạt động chung của nhà trường đồng thời bổ sung cho nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, GV có thể sử dụng các hoạt động NGLL như là một phương pháp dạy học gắn với thực tế. Trong khi đó, hoạt động NGLL cũng chính là hoạt động tiếp nối, bổ sung cho hoạt động dạy học trên lớp nhằm củng cố những kiến thức và hình thành thói quen, thái độ, hành vi và tình cảm của HS đối với môi trường.

Hơn nữa, trong cả hai hình thức GDMT nói trên, GV là người trực tiếp tổ chức và triển khai các hoạt động, là người đóng vai trò quan trọng trong cả hai hình thức GDMT. Năng lực sư phạm, kỹ năng và kiến thức về môi trường và GDMT của GV sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác GDMT. Vì thế, HT nhà trường cần phải quan tâm quản lý việc bồi dưỡng GV về nội dung và phương pháp GDMT.

GDMT cho HS trong nhà trường luôn đòi hỏi nguồn nhân lực, CSVC và TBDH. Hoạt động GDMT không chỉ diễn ra bên trong nhà trường mà còn diễn ra ở ngoài nhà trường. Vì vậy, HT cần phải quan tâm và phối hợp không chỉ các tổ chức bên trong mà còn với các tổ chức bên ngoài nhà trường nhằm tập trung được nguồn lực con người tốt nhất để triển khai các hoạt động. Bên cạnh đó, CSVC và TBDH phải luôn được HT quan tâm đầu tư để hỗ trợ và đáp ứng các yêu cầu của hoạt động GDMT.

Chúng tôi đề xuất 07 biện pháp quản lý nêu trên, nhằm góp phần để quản lý tốt hơn công tác GDMT cho HS ở trường THPT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau nên trong quá trình quản lý, tùy theo tình hình thực tế của mỗi nhà trường và địa phương mà HT lựa chọn, vận dụng và phối hợp các biện pháp một cách phù hợp, đồng bộ và linh hoạt để đem lại hiệu quả mong muốn.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)