Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng về giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 87 - 90)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG

3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng về giáo dục môi trường

giáo dục môi trường

3.2.7.1. Mục tiêu, ý nghĩa

* Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá ở trường THPT là nhằm mục tiêu xác nhận kết quả học tập của HS và đề xuất các biện pháp để cải thiện chất lượng dạy học. Kiểm tra, đánh giá trong nhà trường là đối chiếu mục tiêu GDMT, GV phát hiện được những nhược điểm để điều chỉnh dạy học ở đơn vị; đối với HS phát hiện sai sót để tự điều chỉnh hoạt động nhằm khẳng định năng lực của mình.

Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng GDMT ở trường phổ thông cần đảm bảo yêu cầu đánh giá về nhận thức, hành động và các kỹ năng BVMT của HS ở trong nhà trường, ở gia đình và ở cộng đồng. Vì xét cho cùng, tất cả

các kế hoạch, nội dung chương trình GDMT mà nhà trường đưa vào chính khoá cũng như ngoại khoá để giáo dục HS chỉ có thể có hiệu quả hay không là ở chỗ hình thành được thái độ, hành vi và kỹ năng BVMT của HS - người trực tiếp được tiếp nhận giáo dục về BVMT.

Qua kết quả điều tra về GDMT cho thấy, hiệu quả GDMT vẫn còn một số hạn chế do công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường, của GV chưa được thường xuyên. Vì vậy, để công tác GDMT và quản lý công tác GDMT được hiệu quả, HT các trường THPT trên địa bàn huyện cần phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá.

* Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng

Thi đua nhằm phát huy cao độ tính tích cực của CBQL, GV và HS ở các trường cũng như các lực lượng tham gia nhằm làm cho GDMT đạt hiệu quả. Do đặc trưng riêng của GDMT, muốn công tác GDMT được duy trì thường xuyên và có hiệu quả, biện pháp thi đua cần phải được chú trọng.

3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Trong công tác GDMT, HT cần chỉ đạo các bộ phận liên quan và GV bộ môn phổ biến các văn bản Luật BVMT sửa đổi năm 2014, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” và các văn bản dưới luật khác về BVMT để HS nắm và điều chỉnh các hành vi, thái độ của mình trong công tác BVMT.

HT cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác GDMT trong trường học với các nội dung chủ yếu sau:

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy GDMT của GV.

-Kiểm tra việc tham gia hoạt động môi trường và BVMT của HS. -Kiểm tra khâu tự học, nghiên cứu của GV về nội dung môi trường. -Kiểm tra nhận thức, thái độ, kĩ năng và hành động BVMT của HS.

HT cần phải tăng cường công tác khen thưởng để động viên những cán bộ, GV, HS và những tập thể làm tốt công tác GDMT. Ngoài khen thưởng về tiền và quà, HT cần nêu gương tốt về BVMT trong nhà trường thông qua hệ thống bản tin của trường, qua các tiết chào cờ đầu tuần, qua chương trình phát thanh thanh niên của Đoàn trường,… Công tác khen thưởng phải kịp thời mới phát huy tác dụng.

* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chế định về GDMT

Trên cơ sở các văn bản chế định về GDMT của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục, HT phổ biến, tổ chức thực hiện nội dung GDMT và kiểm tra, đánh giá về kết quả công tác GDMT đối với GV và HS trong trường học thông qua các hoạt động dạy học ở chính khoá, ngoại khoá và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Để nội dung các chế định về GDMT được thực hiện có hiệu quả, công tác GDMT của nhà trường cần được vận dụng phù hợp với thực tế địa phương, xem đây là công cụ để người HT tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá về công tác GDMT. HT cần truyền đạt các chính sách về GDMT của cấp trên đến tổ chuyên môn và các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường. Ngoài ra, những tiêu chí thi đua khen thưởng của nhà trường về công tác GDMT cần được HT thông qua cán bộ, GV, HS. Từ đó, giúp các thành viên có điều kiện thực hiện tốt công tác BVMT.

Tổ chức kiểm tra thường xuyên công tác GDMT theo các văn bản chế định của Nhà nước và của ngành. Việc kiểm tra có thể được tiến hành một cách toàn diện về nội dung, phương pháp, hình thức GDMT và trên các đối tượng thực hiện là CBQL, GV và HS. Trong quá trình kiểm tra, cần tổ chức tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, để rút kinh nghiệm và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

* Tăng cường kiểm tra, đánh giá về công tác GDMT

của từng công việc cụ thể để có biện pháp chỉ đạo, nhân rộng những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, đồng thời điều chỉnh kế hoạch của từng tuần, từng tháng, từng học kỳ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn công tác GDMT của đơn vị mình.

Phương pháp kiểm tra cần linh hoạt và phù hợp với thực tiễn nhà trường: kiểm tra thái độ, hành vi và kỹ năng BVMT của HS như ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, kết quả trồng và chăm sóc cây xanh,…

Khi thực hiện công tác kiểm tra, HT cần kết hợp kiểm tra thường xuyên với việc tăng cường kiểm tra đột xuất để thấy được thực chất về ý thức, thái độ và tình hình thực hiện công tác GDMT của GV và HS để kịp thời có giải pháp chấn chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w