Chủ động phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG

3.2.5.Chủ động phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục môi trường

người với môi trường, từ đó, giúp HS có nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm trong việc BVMT.

Để GV có kiến thức về GDMT, một biện pháp có tính khả thi nửa là bản thân mỗi GV phải có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, song song với việc tham gia các lớp tập huấn về GDMT do Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT tổ chức.

Về yêu cầu rèn luyện các kỹ năng sống thân thiện với môi trường cho HS: HT nhà trường giao cho các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn tổ chức các buổi ngoại khóa, các hoạt động xã hội thiết thực, phù hợp với điều kiện nhà trường. HT triển khai nội dung này bằng kế hoạch và cung cấp nguồn kinh phí hợp lý và kiểm tra hiệu quả thực hiện của các đoàn thể, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai.

3.2.5. Chủ động phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục môi trường trường

3.2.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Việc phối hợp ba lực lượng giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội sẽ tạo ra những tác động có sức mạnh tổng hợp, liên tục và đồng bộ để tăng hiệu quả của công tác GDMT cho HS.

3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Từ thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với lực lượng giáo dục đã phân tích ở trên, để tăng cường hiệu quả việc phối hợp trong công tác GDMT cho HS ở các trường THPT huyện Hoài Ân, cần chủ động thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp, xác định vai trò, nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm phối hợp của từng lực lượng tham gia

vào công tác GDMT cho HS.

Cần coi sự phối hợp là việc thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi thời điểm và giáo dục là quá trình lâu dài. Cả nhà trường, gia đình và xã hội phải luôn chủ động, sẵn sàng phối hợp; không trông chờ hay ỷ lại vào môi trường khác. Đồng thời, phải tạo điều kiện thuận lợi để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS.

Nhà trường kết hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức, xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung của việc tổ chức phối hợp. Nhà trường cần thường xuyên tổ chức chuyên đề về GDMT, tổ chức tốt các phong trào thi đua, gắn kết với các cuộc vận động, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan dã ngoại; qua đó luôn nhắc nhở cán bộ, GV có ý thức trách nhiệm GDMT cho HS và phối hợp các lực lượng liên quan cùng giáo dục.

Cuộc họp phụ huynh cần được tổ chức định kỳ. Thông qua các cuộc họp này, nhà trường và GVCN tích cực tuyên truyền cho phụ huynh HS thấy được vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với việc hình thành văn hóa môi trường cho HS; trách nhiệm của phụ huynh trong việc phối hợp với nhà trường, xã hội để giáo dục HS. Nhà trường kết hợp cùng với các lực lượng xã hội và huy động cán bộ, GV, phụ huynh tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại để HS được trải nghiệm, qua đó góp phần GDMT cho HS.

-Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong

công tác GDMT cho HS.

Giáo dục HS là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng nhà trường với vai trò chủ đạo, có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thống nhất các lực lượng giáo dục; tham mưu với các cấp lãnh đạo như Sở GD&ĐT, Huyện uỷ, UBND huyện, UBND xã - thị trấn để nhận được sự hỗ trợ cho kế hoạch đã xây dựng có tính khả thi. Khi xây dựng kế hoạch phối

hợp GDMT cho HS thì cần lấy ý kiến của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm cùng thống nhất các nội dung trong kế hoạch. Sau đó, nhà trường cần tổ chức triển khai đến các thành viên trong nhà trường, các lực lượng phối hợp để hiểu đầy đủ kế hoạch và cùng nhau thực hiện.

Bản kế hoạch cần xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác GDMT cho HS, sự cần thiết của việc phối hợp các lực lượng; nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch và kết quả cần đạt tới.

+ Về mục tiêu: Xây dựng một kế hoạch cụ thể, có tính khả thi và có tính hiệu quả cao, nhằm định hướng việc tổ chức và quản lý các hoạt động phối hợp. + Về nội dung: Căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị xã hội của địa phương; bám sát phương hướng phát triển của nhà trường; căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của từng năm học, dựa vào những nội dung GDMT, vào ý thức BVMT của HS nhà trường và kết quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong thời gian qua, HT đề ra nội dung của hoạt động phối hợp trong thời gian tới; xác định rõ nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm tổ chức, các lực lượng tham gia và người chỉ đạo hoạt động phối hợp. Trong kế hoạch cần nêu rõ nguồn kinh phí, các phương tiện vật chất hỗ trợ cho hoạt động phối hợp sẽ được trích ra từ đâu, huy động từ nguồn nào, việc kiểm tra, đánh giá sự phối hợp sẽ được tiến hành như thế nào?...

+ Về cách thức tiến hành: Sau khi xác định được mục tiêu, nội dung, các điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến tính khả thi của kế hoạch, HT tiến hành xây dựng Dự thảo kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để GDMT cho HS. Sau khi đã xin ý kiến đóng góp của các lực lượng giáo dục để chỉnh sửa cho phù hợp, Dự thảo nói trên được đưa ra Hội đồng sư phạm nhà trường thông qua và đưa vào thực hiện.

- Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội để GDMT cho HS.

Thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động đối với vấn đề môi trường là một điều kiện cần thiết để từ đó tác động đến nhận thức, hành vi của HS, dần dần hình thành ở HS văn hóa môi trường. Muốn vậy, nhà trường cần thống nhất các nội dung GDMT cho HS khi ở nhà, khi đến trường và khi đi ra ngoài xã hội; trao đổi phương pháp GD và xây dựng được những hình thức phối hợp giáo dục đa dạng, phong phú giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục.

Tại nhà trường, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDMT được thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Song, để hình thành ý thức môi trường, cần có sự tham gia của gia đình và xã hội. Gia đình và xã hội nắm vững mục tiêu, nội dung GDMT cho HS, từ đó cùng với nhà trường phối hợp hiệu quả. GDMT thông qua trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, tham quan, nghiên cứu khoa học, khám phá,... là những hình thức đem lại hiệu quả cao trong công tác GDMT và cần có sự tham gia phối kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

Muốn tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phối hợp, cần thực hiện tốt một số công việc sau: Mỗi năm học, nhà trường tổ chức một số hội nghị liên quan đến vấn đề giáo dục nói chung và GDMT nói riêng với sự tham gia của các thành viên trong nhà trường và tuỳ theo nội dung của từng hội nghị có thể mời thêm đại biểu của các lực lượng giáo dục tham dự. Các hội nghị tập trung vào việc quán triệt về mục tiêu của giáo dục ở trường THPT, trong đó tăng cường GDMT cho HS là một nhiệm vụ cần thiết. Tại hội nghị đầu năm học với các thành phần như đã nêu trên, HT sẽ trình bày kế hoạch giáo dục nói chung và kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng để GDMT cho HS nói riêng. Hội nghị sẽ thống nhất thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

- Xây dựng cơ chế phối hợp để duy trì mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện.

Giữa nhà trường và gia đình có thể phối hợp thông qua Ban đại diện phụ huynh HS hoặc thông qua GVCN, có thể gặp gỡ trực tiếp, qua điện thoại, sổ liên lạc điện tử, các buổi họp phụ huynh để thông báo kịp thời cho gia đình về tình hình học tập, rèn luyện và những vấn đề liên quan đến HS.

Sự phối hợp trong công tác GDMT cho HS có thể được tiến hành thông qua định kỳ họp giao ban giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, giữa nhà trường và địa phương cần có quy chế phối hợp trong việc xây dựng và BVMT xanh - sạch - đẹp trong và ngoài nhà trường thông qua các hoạt động chủ điểm như “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, “Cổng trường sạch - đẹp - an toàn”, “Ngày công dân toàn cầu”, “Ngày Môi trường thế giới”,...

Giáo dục HS tại nhà trường là một quá trình không liên tục về cả mặt thời gian và không gian, vì thời gian nhà trường quản lý HS chỉ ở mức độ nhất định. Vì vậy, nhà trường cần kết hợp với các lực lượng xã hội trong việc giáo dục HS. Để làm tốt điều này, nhà trường cần tích cực vận động phụ huynh HS, các lực lượng xã hội ở địa phương tham gia giáo dục HS theo kế hoạch chung của nhà trường. Điều này rất quan trọng vì chỉ khi hiểu rõ vai trò của sự phối hợp, sự cần thiết phải tạo ra tính thống nhất và liên tục của quá trình giáo dục thì phụ huynh HS, các lực lượng xã hội sẽ tự giác tham gia vào quá trình giáo dục do nhà trường đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 81 - 85)