Thực trạng quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng trong các công tác giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 60 - 63)

ĐỊNH 2.1 Khái quát về quá trình khảo sát

2.5.4. Thực trạng quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng trong các công tác giáo dục môi trường

tác giáo dục môi trường

Công tác GDMT cho HS không chỉ là trách nhiệm của đội ngũ CBQL và GV mà là trách nhiệm chung của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Để công tác GDMT cho HS đạt kết quả tốt thì việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là rất quan trọng.

2.5.4.1. Quản lý việc phối hợp các tổ chức trong nhà trường

Bảng 2.14. Kết quả điều tra việc phối hợp các lực lượng trong nhà trường Số

Nội dung TT

1 BGH với Công đoàn

2 BGH với Đoàn Thanh niên

3 BGH với GVCN

4 BGH với GV các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT

5 BGH với phụ huynh HS

6 Đoàn Thanh niên với GVCN

7 Đoàn Thanh niên với Phụ huynh HS

8 GVCN với GV bộ môn

Kết quả điều tra Bảng 2.14 trên cho thấy: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc phối hợp thực hiện công tác GDMT cho HS giữa BGH với Đoàn Thanh niên, giữa BGH với GVCN và giữa Đoàn Thanh niên với GVCN là thường xuyên, chiếm tỷ lệ rất cao. Sự phối hợp giữa BGH với Công đoàn, BGH với GV các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, BGH với Phụ huynh HS, Đoàn Thanh niên với phụ huynh HS, GVCN với GV bộ môn, GVCN với phụ huynh HS chưa được thường xuyên.

Qua Bảng 2.14 chúng ta cũng có thể nhận thấy việc phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường trong công tác GDMT cho HS chưa đồng bộ và thiếu sự chủ động của BGH các trường trong việc phối hợp. Do đó, hiệu quả giáo dục mang lại của việc phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường không cao.

Tuy nhiên, trong thực tế GV bộ môn là lực lượng xuyên suốt nhất trong công tác GDMT do các nội dung được tích hợp, lồng ghép trong chương trình dạy học của các bộ môn và Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động NGLL nhằm triển khai các công tác GDMT cho HS, GVCN lồng ghép một số nội dung trong các tiết sinh hoạt lớp hoặc tham gia quản lý HS trong các hoạt động vì môi trường được tổ chức trong và ngoài nhà trường.

Theo kết quả quan sát thực tế, HS vẫn thường xuyên có các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường trong và ngoài nhà trường, nhưng BGH và các lực lượng trong nhà trường chưa có biện pháp quản lý hiệu quả tình trạng này.

2.5.4.2. Quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhà trường

HT các trường đã có cố gắng trong việc tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài trường để thực hiện công tác GDMT cho HS, bằng nhiều hình thức khác nhau, cùng với chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên các xã nơi trường đứng chân tổ chức cho HS tham

gia các hoạt động vệ sinh môi trường nơi công cộng, trồng cây xanh,... tổ chức tuyên truyền về BVMT; mời đại diện các cơ quan chuyên môn đến để báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương và tham gia làm giám khảo, tư vấn cho các hoạt động ngoại ngoại khóa có nội dung GDMT.

Bảng 2.15. Kết quả điều việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhà trường

Số

Nội dung TT

1 Phối hợp với chính quyền địa phương 2 Phối hợp với ban, ngành địa phương

3 Phối hợp với xã Đoàn, huyện Đoàn

4 Phối hợp với phụ huynh HS

5 Phối hợp với các tổ chức khác

Tuy nhiên, qua kết quả điều tra Bảng 2.15 cho thấy việc phối hợp chưa được thường xuyên, nổi trội hơn cả là việc phối hợp với xã Đoàn, huyện Đoàn và với phụ huynh HS, nhưng tỷ lệ ý kiến đánh giá thường xuyên cũng không cao; việc phối hợp chỉ được thực hiện khi có sự chủ động đề nghị từ phía nhà trường hoặc từ phía các lực lượng bên ngoài nhà trường, chủ yếu để thực hiện một vấn đề cụ thể và cấp thiết, các hoạt động phối hợp chưa thành nền nếp hằng tuần, hằng tháng, hằng năm. Việc phối hợp với phụ huynh HS, hình thức chủ yếu là thông qua các cuộc họp phụ huynh, nhà trường lồng ghép một số nội dung để trao đổi, lưu ý với phụ huynh về hành vi gây ảnh hưởng đến vệ sinh và môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh tham dự họp chủ yếu để nắm bắt thông tin về kết quả học tập của con em mình, cũng như các khoản kinh phí phải đóng trong năm học, mà không quan tâm đến việc tham gia đóng góp ý kiến về vấn đề giáo dục nói dung và GDMT nói riêng. Đây là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến công tác phối hợp trong các công tác GDMT cho HS các trường THPT huyện Hoài Ân.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w