Đổi mới công tác giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ theo hướng trải nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG

3.2.3.Đổi mới công tác giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ theo hướng trải nghiệm

theo hướng trải nghiệm

3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Hoạt động NGLL là một hình thức hoạt động mang tính cộng đồng, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm có vai trò hết sức quan trọng. Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục HS ngoài lớp. Công tác GDMT thông qua hoạt động NGLL ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hình thành thái độ, kỹ năng, hành động BVMT cho HS trong việc học các môn học chính khoá. Hoạt động NGLL về GDMT là sự thực hành về BVMT cho HS; đồng thời thông qua các hoạt động vui chơi tập thể, các hoạt động xã hội, lao động,... rèn luyện cho HS các kỹ năng hành động BVMT và ứng phó với các tình huống BVMT thường gặp trong cuộc sống.

3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện

HT chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động có nội dung GDMT trong năm học. Trong kế hoạch đó cần làm rõ nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm tổ chức và tính toán kinh phí hoạt động, nhân sự tham gia, cấp độ tổ chức, tài liệu phục vụ hoạt động. Tất cả nội dung kế hoạch đều được HT duyệt, để tiến hành thực hiện theo đề xuất của các tổ. Các hoạt động này nên tổ chức vào các ngày lễ lớn có liên quan đến GDMT.

Yêu cầu của công tác GDMT là nội dung phong phú, hấp dẫn, hình thức tổ chức sinh động, linh hoạt phù hợp với đối tượng HS và có tính giáo dục cao, đảm bảo an toàn. Các hoạt động qui mô nhỏ do GV bộ môn hoặc nhóm bộ môn tổ chức còn các hoạt động qui mô lớn cấp khối, trường, liên trường hoặc cùng với địa phương do BGH chỉ đạo. Một năm nhà trường nên tổ chức từ một đến hai hoạt động GDMT qui mô lớn để tạo nên không khí sôi nổi và gần gũi với môi trường xung quanh cho HS.

Kế hoạch nhà trường lập ra cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên dựa vào hướng dẫn nhiệm vụ đầu năm học được Bộ, Sở GD&ĐT. Công tác GDMT có thể kết hợp tổ chức vào tuần lễ an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ... Kế hoạch cần được xây dựng gọn nhẹ, trọng tâm, đảm bảo chất lượng và được bổ sung qua các năm.

Một số hình thức GDMT thông qua hoạt động ngoài giờ theo hướng trải nghiệm có thể áp dụng được trong các trường THPT huyện Hoài Ân:

- Tổ chức nói chuyện chuyên đề về môi trường: Hình thức này có thể tiến hành cho cả trường hoặc ở một khối lớp thậm chí có thể thực hiện ở lớp học tùy theo nội dung vấn đề muốn trình bày. Hình thức này có tác dụng làm cho HS thấy được vấn đề thực tiễn môi trường của địa phương cũng như của cả nước, của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay. Câu chuyện giúp các em có thêm những kiến thức mới về môi trường và có những thái độ đồng tình hay không đồng tình với nội dung nói chuyện để thấy phản

ứng cá nhân trước một vấn đề môi trường.

- Tổ chức tham quan thực tế môi trường địa phương: Đây là hình thức hấp dẫn với cả GV và HS bởi đây là cơ hội để được hiểu biết về thiên nhiên, văn hóa, xã hội ở những nơi có danh lam, thắng cảnh đẹp, các di tích lịch sử. Nhà trường nên tổ chức tham quan vào thời điểm thích hợp không ảnh hưởng đến lịch học chính khóa, vào mùa có thời tiết đẹp hoặc mùa lễ hội để HS học được những điều bổ ích. Có thể lựa chọn các địa điểm sau:

+ Các di tích lịch sử: Đền thờ Nhà chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ (Di tích cấp Quốc gia), Khu tưởng niệm Chi bộ Vạn Đức (Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Hoài Ân), di tích dốc Bà Bơi (Nơi thành lập Sư đoàn 3 Sao Vàng), di tích Đồi núi Chéo (xã Ân Thạnh)…

+ Công trình xây dựng có ý nghĩa kinh tế và có tác động đến môi trường như các hồ chứa nước lớn của huyện (Vạn Hội, Hóc Sim, Đá Bàn, Phú Khương...), nhà máy chế biến hạt Điều, nhà máy may Hoài Ân, nhà máy sản xuất gạch đất nung, nhà máy nước Hoài Ân, nhà máy sản xuất Đá Granite (xã Ân Hảo Tây), trang trại Heo của tập đoàn CPI (xã Ân Mỹ)...

+ Các làng nghề: Bánh tráng Mì (xã Ân Tường Tây), trồng dâu nuôi tằm (xã Ân Hảo Tây), mây tre đan (xã Ân Đức)...

Đặc biệt, huyện Hoài Ân trong năm 2019 vừa qua được công nhận hai thương hiệu tập thể đó là Bưởi da xanh và Chè Gò Loi, các trường có thể chức tham quan, dã ngoại các đồi chè, vườn bưởi được trồng theo mô hình tiêu chuẩn VietGap.

Những địa điểm tham quan xa trường cần có sự giám sát của BGH, các thầy cô giáo, lực lượng Công an, Xã đội của địa phương và được tổ chức kỹ lưỡng để đảm bảo sự an toàn cho các em HS. Theo tôi, chúng ta nên chọn những địa điểm gần nơi các em sinh sống và có thể tổ chức tham quan theo nhóm hoặc cá nhân. Sau khi tham quan, các em viết bài thu hoạch theo định

hướng của GV và có thể lấy điểm khuyến khích.

- Tổ chức các cuộc thi: Các cuộc thi tìm hiểu có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác nhau về môi trường xung quanh, vẽ tranh, viết báo, hùng biện, văn nghệ, đóng vai, biểu diễn,... Hoạt động này có thể kích thích hoạt động tâm lý tích cực của HS, vì các em rất muốn có cơ hội khẳng định mình.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu đơn giản: HS với vai trò như một nhà nghiên cứu, triển khai xác định mục tiêu, địa điểm, phương pháp, thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định về môi trường. Một số nghiên cứu có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng, có thể tiến hành ngay trong trường hoặc địa phương, như: quan sát côn trùng, chu trình biến thái sâu bọ, đo tiếng ồn, ô nhiễm và bụi, rác thải trên đường, xung quanh trường...

- Tổ chức các hoạt động xanh: Thành lập câu lạc bộ xanh, đội hành động xanh, trồng cây xanh... Các loại hình câu lạc bộ trồng cây, chăm sóc cây, không ăn thịt thú hoang dã... sẽ đạt hiệu quả cao, nếu được tổ chức khoa học và thực hiện một cách có kế hoạch.

- Tổ chức các chiến dịch: Hình thức chiến dịch không chỉ tác động tới HS mà tới cả cộng đồng. Thông qua các hoạt động này, từ đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Các chiến dịch thường mang tính định hướng cao như: “Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững”, “Vì màu xanh quê hương”, “Hãy bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước”... - Tổ chức hoạt động GDMT ngoài trời: HS có cơ hội được quan sát, thực nghiệm, được tham gia vào các hoạt động tìm hiểu về môi trường thiên nhiên từ đó phát triển tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 76 - 79)