ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN 1 Tổng quan về hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Dịch Vụ Tư Vấn Lập Dự Án Đầu Tư Xây Dựng (Trang 45 - 48)

2.1.1 Tổng quan về hoạt động đầu tư

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, tình hình ĐT trong nước đã phát triển tương đối nhanh. Nguồn vốn cho ĐT tăng dần theo các năm, được thể hiện qua số liệu ở bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng 2.1. Vốn ĐT của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo cấp quản lý

NĂM

Tổng số Chia ra

Trung ương Địa phương

Tỷ đồng 1995 30447 16533 13914 1996 42894 24772 18122 1997 53570 30055 23515 1998 65034 36750 28284 1999 76958 43815 33143 2000 89417 53503 35914 2001 101973 56717 45256 2002 114738 57031 57707 2003 126558 63870 62688 2004 139831 70613 69218 2005 161635 82531 79104 2006 185102 93902 91200 2007 197989 95483 102506 Sơ bộ 2008 174435 84292 90143

Nguồn: Niên gián thống kê 2008

ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa

Bảng 2.2. Vốn ĐT của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo nguồn vốn NĂM Tổng số Chia ra Vốn ngân sách Nhà nước Vốn vay Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác Tỷ đồng 1995 30447 13575 6064 10808 1996 42894 19544 8280 15070 1997 53570 23570 12700 17300 1998 65034 26300 18400 20334 1999 76958 31763 24693 20502 2000 89417 39006 27774 22637 2001 101973 45594 28723 27656 2002 114738 50210 34937 29591 2003 126558 56992 38988 30578 2004 139831 69207 35634 34990 2005 161635 87932 35975 37728 2006 185102 100201 26837(*) 58064 2007 197989 107328 30504 60157 Sơ bộ 2008 174435 98818 25045 50572

Nguồn: Niên gián thống kê 2008

Gần 20 năm phát triển (1990-2008) tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục giữ ở mức cao, tốc độ GDP bình quân giai đoạn 1990-2008 là 7,56%/năm. Xong, kinh tế phát triển có biểu hiện thiếu bền vững, đó là hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả ĐT thấp, chỉ sổ ICOR cao hơn các nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao theo các thời kỳ.

ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa

Luận văn thạc sĩ kinh tÕ

Bảng 2.3. Chỉ số ICOR của Việt Nam so với các nước trong khu vực

NƯỚC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG

BÌNH QUÂN (%/NĂM) TỔNG ĐẦU TƯ /GDP (%) ICOR Hàn Quốc 1961-1980 7,9 23,3 3 Đài Loan 1961-1980 9,7 26,2 2,7 1981-1995 6,9 25,7 3,7 Thái Lan 1981-1995 8,1 33,8 4,1 Trung Quốc 2000-2008 9,7 38,8 4 Việt Nam 2000-2008 7,5 33,5 4,5

Nguồn: Tạp chí phát triển kinh tế số 219 tháng 1 năm 2009

- Đầu tư XD cơ bản tạo ra nguồn lực để nâng cao năng lực, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Hiệu quả ĐT XD cơ bản chịu tác động bởi một số nguyên nhân chính sau:

(1) Tiến độ thực hiện DA:

Việc chậm tiến độ dẫn đến công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng để phát huy hiệu quả. DA kéo dài, chi phí DA tăng, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí tư vấn giám sát, chi phí văn phòng, chi phí đi lại, khối lượng đã ĐT chậm được quyết toán, khấu hao do lạm phát, tiền phạt do không đảm bảo tiến độ cam kết. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân chậm trễ tiến độ như sau:

- Do các quy định về quản lý ĐT XD chưa đồng bộ, thủ tục ĐT bằng nguồn vốn ngân sách phức tạp, sự phối hợp giữa các cơ quan không đồng bộ và thiếu chặt chẽ.

- Giá cả vật tư biến động lớn, đặc biệt là các vật tư thiết yếu như xăng, dầu, ximăng, sắt thép... Trong khi đó, cơ chế quản lý giá và thanh toán chậm được thay đổi để kịp thời giải quyết việc bù giá, điều chỉnh giá.

- Do nhu cầu ĐT quá lớn, trong khi đó, khả năng cân đối của ngân sách còn hạn chế, dẫn đến việc ĐT dàn trải, thiếu tập trung.

- Công tác giải phóng mặt bằng ở một số DA gặp nhiều khó khăn (khối lượng đến bù và kinh phí chi trả lớn, khiếu kiện của nhân dân) làm thời gian thực hiện DA kéo dài, chi phí đền bù càng lớn hơn.

ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa

- Công tác tư vấn còn nhiều hạn chế, chất lượng DA, hồ sơ thiết kế dự toán chưa cao, làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị ĐT.

- Chế độ chính sách về XD công trình cũng thay đổi nhiều, một số công trình đã thực hiện đến khâu phê duyệt hồ sơ mời thầu nhưng phải bổ sung điều chỉnh lại dự toán dẫn đến triển khai ĐT XD chậm.

- Năng lực của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu thi công.

(2) Thất thoát và lãng phí trong ĐT: do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân do “xin - cho”, do “khép kín” trong tất cả các khâu thực hiện DA, đấu thầu thiếu công khai, minh bạch.

(3) Quản lý khai thác công trình: Việc quản lý khai thác công trình sau khi hoàn thành chưa thật sự phát huy hiệu quả:

- Một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có phương án khai thác hết công suất, bộ máy quản lý công kềnh, nặng tính bao cấp, nguồn thu chưa cân đối được với chi phí quản lý, các chi phí khấu hao và trả nợ.

- Đơn vị quản lý sử dụng công trình chưa thật sự chủ động, linh hoạt trong quản lý tìm kiếm đối tác khai thác sử dụng.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Dịch Vụ Tư Vấn Lập Dự Án Đầu Tư Xây Dựng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w