Lập dự án không dựa trên quy hoạch đã được phê duyệt, chất lượng quy hoạch chưa cao

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Dịch Vụ Tư Vấn Lập Dự Án Đầu Tư Xây Dựng (Trang 63 - 70)

- Quy phạm và tiêu chuẩn thiết kế hiện tại lạc hậu, thiếu và không đáp

2.2.2.Lập dự án không dựa trên quy hoạch đã được phê duyệt, chất lượng quy hoạch chưa cao

hoạch chưa cao

ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa

Khi đã có DA ĐT XD theo quy định, CĐT phải nộp cho các cơ quan có thẩm quyền để xin chấp thuận chủ trương ĐT, đăng ký ĐT và xin thuê đất. Về nguyên tắc, DA ĐT chỉ được phê duyệt khi phù hợp với quy hoạch, bao gồm quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật, quy hoạch địa phương. Hiện nay, do quy hoạch chưa được công khai nên CĐT, các nhà tư vấn chuyên nghiệp cũng rất khó tiếp cận nguồn thông tin này, nên có thể các DA ĐT sau khi hoàn thành phần luận chứng, xin được chấp thuận ĐT của địa phương, khi làm việc với bộ ngành chủ quản thì mắc vào tình trạng không phù hợp với quy hoạch phát triển ngành đã được công bố.

Tình trạng “phá vỡ quy hoạch” vẫn xảy ra trong thực tế, nếu thực hiện một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật thì những DA ngoài quy hoạch phải dừng lại. Song, nếu thu hồi giấy phép ĐT của những DA đó thì thiệt hại rất lớn đối với nhà ĐT và nền kinh tế của đất nước.

Thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương lập quy hoạch chỉ để đủ thủ tục xin ĐT. Thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch XD các đô thị, các khu công nghiệp. Chất lượng các DA quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, các DA quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa cập nhật và đảm bảo chất lượng của thông tin dự báo, nhất là thông tin dự báo về thị trường, đời sống, nhu cầu xã hội. Với những quy hoạch không có tầm nhìn xa, không đi trước một bước, không cân đối với quy hoạch vốn, quy hoạch phải điều chỉnh thì DA vừa xây xong lại bị đập bỏ, gây ra lãng phí lớn.

Xin nêu một vài ví dụ:

(1). DA nâng cấp mở rộng cảng Sài Gòn ở khu Nhà Rồng và Khánh hội được ĐT từ nguồn vốn vay viện trợ phát triển chính thực (ODA) của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là 30 triệu USD và vốn đối ứng trong nước là 10 triệu USD. DA triển khai XD năm 1996 và hoàn thành năm 2000 với tổng số vốn tương đương 512,6tỷ đồng gồm các hạng mục chính là nâng cấp cầu tàu, xây mới kho bãi, mua thiết bị bốc xếp hạng. Tổng giá trị ĐT là 40 triệu USD (tương đương 512,6 tỷ, trong đó 234,7 tỷ mua sắm máy móc thiết bị, 277,9 tỷ ĐT XD). Năm 2002, thành phố có quyết định di

ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa

Luận văn thạc sĩ kinh tÕ

dời cảng biển ra khỏi khu vực nội thành, giá trị tiền thiết bị còn sử dụng lại được, toàn bộ chi phí ĐT XD thành công trình phải đập bỏ.

(2). DA XD Đại học Quốc gia tại Hoà Lạc

Quyết định phê duyệt DA XD ĐHQGHN năm 2002 với tổng số vốn trên 7nghìn tỷ đồng được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2003-2007, giá trị XD là 3.877 tỷ đồng. Giai đoạn 2 từ 2008-2015, giá trị XD là 3898 tỷ đồng. Nhưng đến tháng 6 năm 2008, theo báo cáo của Ban Quản lý ĐNQGHN, số vốn được giảI ngân là 500 tỷ đồng. Đa số các DA thành phần có tốc độ giải ngân đạt 30% kế hoạch đặt ra. Kế hoạch vốn bất hợp lý không chỉ gây chậm trễ trong việc triển khai DA mà còn gây lãng phí rất lớn. Ban quản lý ĐHQG lý giải do quy hoạch chung thiếu ổn đinh, khi bắt tay thực hiện thì ĐHQG phải mời tư vấn quy hoạch nước ngoài. Địa giới mà Chính Phủ giao cho ĐHQG làm DA lại nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tây (cũ) và Hoà Bình nên khó khăn cho phê duyệt quy hoạch. Thêm vào đó, năng lực quản lý DA của CĐT cũng khiến DA chậm triển khai.

(3). Hà nội vào thời điểm trước ngày mở rộng Thủ đô, hơn 744 DA đã được cấp phép với diện tích 75.189ha đất. Hà nội trước đây cả năm chỉ thẩm định, phê duyệt được vài chục DA thì riêng Thành Phố Hà Đông chỉ trong 2 năm đã phê duyệt quy hoạch cho 122 DA với tổng diện tích 2.080 ha. Chỉ trong 1 tháng đầu năm 2008, TP Hà Đông phê duyệt được 72 quy hoạch với diện tích khoảng 692 ha. Do đó, Hà nội vào thời điểm mở rộng, một vấn đề phải giải quyết là xem xét lại sự phù hợp hay không phù hợp của các DA trên với quy hoạch chung thủ đô mở rộng được phê duyệt, phân loại để tìm ra nhóm những DA nào được tiếp tục triển khai, DA nào tạm dừng, nhóm nào dừng hẳn.

(4). Đầu năm 2009, Bộ Công thương đã tiến hành rà soát các DA ĐT vào ngành thép, kết quả là có 32 DA ngoài quy hoạch đã được các địa phương cấp phép, trong đó có 24 DA chưa phù hợp với quy định của Luật XD hoặc chưa có ý kiến chấp thuận chủ trương ĐT của Thủ Tướng Chính phủ hay ý kiến thoả thuận của Bộ Công thương. Theo thống kê của Bộ Công thương, tính đến thời điểm này có khoảng 100 DA cán thép có quy mô từ 100.000 tấn thép cán/năm trở lên. Tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng, nguồn

ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa

điện, tài nguyên, nguồn nhân lực cho các DA thép đã xẩy ra ở một số tỉnh như Đắc Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thực tế rầm rộ ĐT vào ngành thép của các địa phương đã gây ra những hệ quả nghiêm trọng, các DA thép có quy mô trên triệu tấn/năm như DA thép Cà Ná, DA thép Dung Quất đã rơi vào tình trạng chậm trễ triển khai so với kế hoạch, nhiều DA không phát huy được hiệu quả như dự tính ban đầu do cung về sản phẩm thép XD hiện nay được đánh giá là gần gấp đôi cầu.

2.2.3. Lựa chọn công suất, công nghệ của dự án

DA ĐT sử dụng công nghệ và kỹ thuật nào? Công nghệ và kỹ thuật ấy có thực sự là tiên tiến không? Đó là những nội dung rất quan trọng được phân tích, lựa chọn và xác định trong một DA ĐT, đặc biệt đối với DA hình thành cơ sở sản xuất mới, các nhà máy, xưởng sản xuất vì nó quyết định đến tuổi thọ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ trên thị trường. Theo quy định hiện hành, về mặt công nghệ và kỹ thuật, khi lập DA ĐT phải lựa chọn và nêu rõ những vấn đề: Quy mô hạng mục công trình (xác định bằng công suất, năng lực phục vụ của các hạng mục cụ thể); giải pháp công nghệ chính (sử dụng công nghệ nào, nhận chuyển giao từ đâu, trình độ hiện đại của công nghệ được sử dụng..), tiêu chuẩn kỹ thuật XD (giải pháp mặt bằng, kết cấu chính, phụ của nhà và công trình, nền móng, kết cấu bao che với các kích thước, tham số cơ bản); trang thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất các loại trang thiết bị cần thiết cho công trình, các phụ tùng, vật tư kỹ thuật đi kèm.

Bước lập DA ĐT hiện nay, việc lựa chọn công nghệ và kỹ thuật của hầu hết các hồ sơ DA đã trình bày những nội dung trên trong thuyết minh, song việc lựa chọn công nghệ, đánh giá trình độ hiện đại của công nghệ được sử dụng hiện nay còn mang tính hình thức, không ít những DA ĐT sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Hậu quả là sản phẩm sản xuất ra với chất lượng thấp, thiếu sức cạnh tranh, môi trường bị phá huỷ nghiêm trọng. Một trong những lý do cho việc lựa chọn, sử dụng công nghệ, kỹ thuật lạc hậu đó là khả năng ĐT về tài chính. Chẳng hạn với một nhà máy nhiệt điện, nếu nhận chuyển giao công nghệ và mua thiết bị từ các nước thuộc nhóm G7, chi phí ĐT sẽ cao hơn từ 1,5-2 lần so với nhận chuyển giao công nghệ, mua thiết bị từ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là phải lựa chọn hoặc là XD một nhà máy hiện đại, với chất

ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa

Luận văn thạc sĩ kinh tÕ

lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ hoặc chấp nhận XD hai nhà máy với công nghệ hiện đại ở mức độ trung bình (lạc hậu) với chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao và ô nhiễm môi trường. Giải đáp câu hỏi nêu trên không hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà ĐT, đó là vấn đề thuộc chiến lược ĐT, trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Bên cạnh lý do dễ nhận thấy là khả năng về vốn, còn là vấn đề không đủ thông tin khoa học để đánh giá trình độ của công nghệ, trang bị kỹ thuật được chuyển giao và những tiêu cực trong việc nhận chuyển giao.. cũng là những nhân tố chi phối rất quan trọng. Hơn nữa, những luận chứng kinh tế trong DA, bản vẽ thiết kế cơ sở khi máy móc thiết bị chưa được nhập khẩu, chưa ký kết được hợp đồng, công nghệ chưa được chuyển giao... những dữ liệu cần thiết để viết DA và thiết kế kỹ thuật đều là dự tính trên cơ sở tìm hiểu, mức độ chính xác hợp lý phụ thuộc vào cá nhân người lập, do đó, sau khi được phê duyệt và đi vào thực hiện, những luận chứng kinh tế trong DA, bản vẽ thiết kế thường không trở thành hiện thực.

- Các căn cứ để lựa chọn quy mô công suất cho DA ĐT là: + Hệ thống cơ sở pháp lý.

+ Hệ thống số liệu điều tra cơ bản và các thông tin phân tích, định hướng thị trường, sản phẩm dịch vụ được lựa chọn.

+ Khả năng đảm bảo huy động vốn, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào.

Trong thực tế, một số DA xác định quy mô công suất chưa phù hợp, chưa căn cứ vào tình hình thị trường thực tế, chưa căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt. Đây là các DA thực hiện không đúng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch ngành và quy hoạch XD, quá trình thực hiện chậm tiến độ, phải dừng, nhiều DA hoàn thành nhưng không hoạt động hoặc phải điều chỉnh nhiều lần tổng mức ĐT, gây ra lãng phí tài nguyên, giảm hiệu quả sản xuất. Ngoài ra việc xác định quy mô công suất còn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào, trữ lượng mỏ nguyên liệu sản xuất tại nơi đặt DA, trong đó phải tính đến các yếu tố và điều kiện khai thác.

ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa

Giai đoạn lập DA ĐT, không điều tra, nghiên cứu kỹ thị trường cũng như khả năng cung cấp, phát triển nguồn nguyên liệu cho DA ĐT. Nhiều nơi lựa chọn công suất ĐT còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ dẫn tới việc sử dụng tài nguyên không hợp lý.

Việc ĐT rầm rộ hàng loạt các cảng biển nhỏ nhưng thiếu cảng nước sâu, hàng loạt các nhà máy đóng tàu mới nhưng thiếu ĐT thiết kế tàu và ĐT đà sửa chữa tàu lớn, bỏ ngỏ thị trường tiềm năng là những ví dụ cho việc lựa chọn quy mô, công suất, công nghệ của DA chưa hợp lý. Ngành đóng tàu hiện nay đã cho ra đời được các loại tàu có chất lượng như các tàu chở hàng từ 6.500 đến 53.000 tấn, đã và đang đóng mới các loại tàu cao tốc phục vụ cho an ninh, quốc phòng, các loại tàu chở container, tàu chở dầu thô 105.000 tấn, tuy nhiên hầu hết toàn bộ máy móc, vật tư đóng tàu đều phải nhập khẩu dẫn đến khả năng cạnh tranh đóng tàu của Việt Nam chưa cao, giá trị gia tăng trong sản phẩm đóng tàu chỉ đạt khoảng 30% giá trị con tàu. Hầu hết các cơ sở đóng tàu và sửa chữa tàu của Việt Nam, đặc biệt là các cơ sở nhỏ mới ra đời ồ ạt trong những năm qua tại Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Kiên Giang... đều có cơ sở vật chất sơ sài, máy móc, thiết bị công nghệ cũ, thô sơ, áp dụng công nghệ đóng tàu lạc hậu theo dạng dựng khung sườn, cắt uốn và hàn thủ công. Cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và thiết kế tàu thuỷ của Việt Nam ở mức rất thấp cả về số lượng và chất lượng, chưa được ĐT một cách tương xứng để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu.

Vấn đề nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật của DA ĐT XD: Trong tiến trình hội nhập hiện nay của nước ta, vì muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mà xem nhẹ và lơi lỏng việc bảo vệ môi trường sống và kiểm soát công nghệ, đã và đang trở thành nạn nhân của các DAĐT với công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu cao, không đủ điều kiện bảo vệ môi trường. Công nghệ được phân tích và sử dụng trong các DA ĐT phải đảm bảo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật thông qua việc so sánh một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như quy cách, chất lượng, năng suất lao động, giá thành, vệ sinh công nghiệp, điều kiện ứng dụng, trên cơ sở các chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước tại thời điểm lập DA ĐT. Danh mục

ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luận văn thạc sĩ kinh tÕ

thiết bị bao gồm các thiết bị sản xuất chính, thiết bị phục vụ, thiết bị phụ trợ, các phương tiện khác, phụ tùng thay thế, dụng cụ thiết bị văn phòng, thí nghiệm.

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, nhiều DA sử dụng công nghệ lạc hậu vẫn được đưa vào triển khai, thực hiện, chứng tỏ một thực trạng về công tác phân tích công nghệ chưa đảm bảo chất lượng, để có được sự lựa chọn hợp lý trong công tác ĐT. Lựa chọn giải pháp công nghệ thiết bị lạc hậu, chưa phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, mang tính chủ quan kinh nghiệm.

Điển hình là các DA thuộc ngành xi măng, nhiều DA lựa chọn giải pháp công nghệ không phù hợp, đặc biệt là các DA xi măng lò đứng công suất nhỏ, lạc hậu, hiệu quả sản xuất kém gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên. Một số DA lớn lựa chọn công nghệ sản xuất clinker và nghiền xi măng nhưng khi đi vào vận hành thì chỉ sản xuất clinker để tiêu thụ dẫn tới lãng phí chi phí ĐT máy móc thiết bị nghiền. Công nghệ sản xuất xi măng của nước ta được đánh giá chung là còn quá lạc hậu. Trong khi các nước lân cận đã sử dụng 100% phương pháp khô để sản xuất xi măng thì Việt Nam mới chỉ có khoảng gần 70% công nghệ theo phương pháp này, còn lại là vẫn sử dụng công nghệ phương phát ướt và bán khô đã quá lạc hậu. Dẫn đến xuất ĐT cao, giá thành cao hơn các nước lân cận, sản phẩm sát xuất ra chủ yếu là xi măng mác thấp.

Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay được đánh giá là quá nhiều bến cảng và quá ít cảng đáp ứng yêu cầu về quy mô, chất lượng là nhận định chung của nhiều chuyên gia. Chỉ có 1,37% trong số hơn 330 cầu bến của cả nước có thể cập tầu 50.000 DWT. Bến cảng lạc hậu, yếu kém về chất lượng, năng suất xếp dỡ thấp do thiết bị lạc lậu, trình độ kỹ thuật công nghệ xếp dỡ và bảo quản hàng hoá lạc hậu, thiếu cầu bến cho tàu trọng tải lớn. Bình quân năng suất xếp dỡ hàng tổng hợp 3.000 - 4000tấn/mét dài bến, hàng container 12-25 thùng/cẩu-giờ, bằng 50-60% năng suất của các cảng tiên tiến trong khu vực.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Dịch Vụ Tư Vấn Lập Dự Án Đầu Tư Xây Dựng (Trang 63 - 70)